Sao phim truyền hình ngày ấy, bây giờ: 'Trung úy Phương' sau mùa nổi gió

15/06/2015 10:20 GMT+7

(TNO) Đã gần 80 tuổi, ghi dấu với hàng trăm vai diễn phim điện ảnh, truyền hình, NSND Thế Anh vừa được tôn vinh danh hiệu thành tựu trọn đời trong lễ trao giải thưởng Cánh diều vàng tại TP.HCM. 'Tôi vui lắm, cuối đời đã được nhà nước ghi nhận một cách chính thức thế này', giọng ông hồ hởi.

(TNO) Đã gần 80 tuổi, ghi dấu với hàng trăm vai diễn phim điện ảnh, truyền hình, NSND Thế Anh vừa được tôn vinh danh hiệu thành tựu trọn đời trong lễ trao giải thưởng Cánh diều vàng tại TP.HCM. 'Tôi vui lắm, cuối đời đã được nhà nước ghi nhận một cách chính thức thế này', giọng ông hồ hởi.

NSND-The-AnhNSND Thế Anh - Ảnh: NVCC

NSND Thế Anh sinh năm 1938 tại Từ Liêm, Hà Nội. Ông thi đỗ khoa Toán của Trường đại học Sư phạm Hà Nội, học một thời gian thấy chán nên ông bỏ dở để thi vào Trường Nghệ thuật sân khấu. Cũng nhờ ngả rẽ này mà điện ảnh Việt Nam mới có một diễn viên xuất sắc.

Tuổi trẻ lớn lên cùng chiến tranh

Sau khi tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu, ông về công tác tại Đoàn Kịch nói Trung ương. Nhiều vai diễn sân khấu của ông đã để lại ấn tượng với công chúng thời ấy, nhưng bước ngoặt trên con đường diễn xuất của ông chỉ thực sự bắt đầu từ trung úy Phương trong phim Nổi gió. Hồi ấy, đạo diễn Huy Thành đã tuyển đến 12 người nhưng vẫn chưa ưng ai, cho đến người thứ 13 là Thế Anh.

Vì mải đóng phim, quên diễn kịch, NSND Thế Anh suýt chút nữa bị yêu cầu làm kiểm điểm, nhưng rồi mọi sự cũng êm xuôi. Sau đó, Nổi gió đã trở thành bộ phim ghi dấu ấn với điện ảnh Việt Nam, trung úy Phương đã trở thành vai diễn để đời của NSND Thế Anh.

Trung-uy-PhuongNSND Thế Anh trong vai trung úy Phương - Ảnh: TL
Có lẽ do có ngoại hình to cao, ông thường được các đạo diễn sân khấu, điện ảnh ngắm vào các vai diễn lính quân đội Sài Gòn.Thật lạ, một chàng thanh niên Hà Nội thư sinh như ông vì sao lại vào vai phản diện đạt đến vậy? Người nghệ sĩ đáp: “Với tôi, một triết lý để đóng vai phản diện hay là người diễn viên phải căm ghét sự xấu xa của nhân vật. Có như thế, vai diễn sẽ được lột tả một cách chân thực. Người diễn mới truyền được lòng căm phẫn tới khán giả”.

Ông cũng như những người cùng thế hệ, giữ trong mình biết bao những ký ức chiến tranh đau thương. “Tôi vẫn nhớ hình ảnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi tới Bệnh viện Bạch Mai. Cụ cầm chiếc khăn mùi soa lau đi hàng nước mắt. Người ta bới ra từ đống đổ nát không biết bao nhiêu cái xác. Những cái xác nằm la liệt trên phố, bên trên cắm một nén nhang. Tôi có mặt ở đó cùng đạo diễn Hải Ninh và nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ. Không ai nói gì, nước mắt cứ chảy ra. Tất cả đều hiểu cần phải làm một bộ phim để tố cáo tội ác dã man này”, NSND Thế Anh nhớ lại. Sau đó, đạo diễn Hải Ninh đã làm bộ phim Em bé Hà Nội, còn Thế Anh vào vai người chiến sĩ bộ đội tên lửa.

Thời tuổi trẻ của ông gắn với những cuộc chiến và mảnh đất Hà Nội, mãi sau năm 1975, ông mới cùng gia đình vào TP.HCM sinh sống. Đến năm 1977, bộ phim Mối tình đầu của đạo diễn Hải Ninh ra mắt công chúng đã tạo nên cơn sốt lớn. Sau trung úy Phương, Ba Duy là vai diễn của NSND Thế Anh lưu dấu trong lòng công chúng nhiều nhất. Để vào vai diễn này, ông đã không ngại lang thang đến những nơi các con nghiện thường lui tới, chứng kiến cảnh họ vật vã, phê thuốc và mất kiểm soát bản thân, cùng với việc ép cân cho thân hình trở nên tiều tụy…

So với những người bạn diễn cùng thời, ông giống như một vận động viên dài bền bỉ và kiên nhẫn trên mọi cung đường. Hiếm ai có tới hàng trăm vai diễn trong phim điện ảnh, truyền hình và sân khấu như ông.

“Cái nhà tôi ở là do bố tôi cho”

Dù là diễn viên kỳ cựu nhưng ông bảo không sống đủ bằng… nghề. Cái nhà ở bây giờ cũng là do bố ông cho. Vậy mà, nói đến chuyện nghề, chưa khi nào ông thôi tâm huyết và trăn trở.

“Giờ người ta cứ đẹp, cứ có tiền là thành diễn viên. Mình đâu dám nói nhiều, nói họ lại bảo ông già lắm chuyện, nên cứ nhìn vậy mà buồn thôi”, ông thở dài. Rồi ông nhắc đến câu chuyện về cô diễn viên trẻ có tài nhưng phải làm thêm nghề MC để sống như một nỗi đau của nghề nghiệp. “Nuôi được con chim họa mi khó lắm!”, ông nói giọng trầm lại. Mấy năm trước thấy ông còn khoe đang tập vở kịch mới, giờ ông bảo không còn sân khấu cho mình nữa: “Giờ họ chỉ thích xem tấu hài thôi”. Thời gian rảnh rỗi, người ta lại mời ông đến trường điện ảnh trò chuyện với các nghệ sĩ trẻ. Với ông, như thế cũng đủ vui rồi.

NSND Thế Anh luôn thích đội chiếc mũ lưỡi trai như cậu học trò láu lỉnh, nhìn ông như thấy sức sống, sức đam mê vẫn còn nhiều lắm. Cứ mỗi lần ông xuất hiện ở các kỳ liên hoan phim hay hội thảo điện ảnh là các phóng viên lại vây lấy hỏi chuyện. Và lần nào, ông cũng trả lời hết tất thảy những câu hỏi, kể cả những câu hỏi mà câu trả lời có thể là “khó nghe” nhất với những người lãnh đạo của ngành điện ảnh.

NSND Thế Anh là thế, tận tâm, thẳng thắn và chẳng sợ làm mếch lòng ai!

NSND Thế Anh rất thích làm thơ. Ông đã viết một bài thơ đặc biệt, bởi trong đó có ghi tên những bộ phim mà ông đã tham gia.

MỘT CUỘC ĐỜI

Làm nên một thời “Nổi gió

Vẫn e ấp “Mối tình đầu

Nhìn quanh “Không nơi ẩn nấp

Lưu lạc trở về SAM SAO

 

Nghĩ thương “Em bé Hà Nội

Đường về quê Mẹ” xa xôi

Một đứa con và người lính

Xót xa trong buổi “Giao thời

 

Nguyện cầu trong “Ngày lễ Thánh

Chiến trường chia nữa vầng trăng

Làm nên một “Điện Biên Phủ

Như là “Dòng sông âm vang

 

Xin lỗi tình yêu” một thuở

Ngoảnh nhìn thăm thẳm “Tình xa

Nhớ thương “Yểu điệu thục nữ

Chuyện tình cô gái Sida

 

Dù “Vụ án không khởi tố

Người “Tự thú trước Bình Minh

Vụ án Hồ con Rùa” ấy

Còn ai leo đỉnh “Dốc tình

 

Đêm hội Long Trì” rộn rã

Gánh xiếc rong” nổi sân đình

Sáng ngời “Tây Sơn hào kiệt

Cho “Đời có tên tụi mình

 

Nỗi đau chiến tranh đã khép

Yên bình trở lại làng xưa

Hồi chuông màu da cam” ấy

Còn rung mãi đến bây giờ

 

Hóa thân vào bao số phận

Tưởng đâu viên mãn viên thành

Một chiếc răng duyên tuyệt hảo

Cho đời có một THẾ ANH

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.