Thăm nhà 'lá mái' ở Mỹ Sơn

Cách đây 2 năm, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ được Trường đại học Toyama (Nhật Bản) trao tặng giải thưởng Daifumi, ghi nhận công lao của những người bảo tồn kiến trúc cổ. Ông là người nước ngoài duy nhất nhận giải thưởng này.

Cách đây 2 năm, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ được Trường đại học Toyama (Nhật Bản) trao tặng giải thưởng Daifumi, ghi nhận công lao của những người bảo tồn kiến trúc cổ. Ông là người nước ngoài duy nhất nhận giải thưởng này.

Nhà lá mái - Ảnh: T.Đ.TNhà lá mái - Ảnh: T.Đ.T
Suốt mấy chục năm qua, Nguyễn Thượng Hỷ đã lặn lội khắp miền Trung, lên núi, xuống đồng bằng và đến các đảo để không chỉ tìm những điểm khác nhau của ngôi nhà Việt ở mỗi vùng mà Pierre Gourou đã nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Ông còn chứng minh rằng có một loại nhà ở đã tồn tại từ lâu ở Quảng Trị, có hai tầng mái và giống với các mái nhà từ tận Bình Định đến Phú Yên ra đến đảo Lý Sơn và nhiều ngôi nhà của người Chăm ở Ninh Thuận, có thể gọi chung đó là nhà lá mái. Nhà lá mái ở miền Trung gồm các loại: có thể là nhà rội/rọi (cột chôn xuống đất), nhà thượng rường hạ rội (thường có cột ở giữa) hoặc nhà rường phổ biến (cột kê trên đá tán/đá tảng), nhưng đặc biệt là nhà có hai tầng mái (mái dưới đắp bằng đất trên khung sườn tre hoặc gỗ, tầng mái trên lợp tranh hoặc lá). Nhiều loại nhà kể trên có niên đại từ những năm 40 của thế kỷ 20 trở về trước ở khắp nơi, có cái đã “thọ” đến 120 năm.
Nguyễn Thượng Hỷ khẳng định, loại mái đất trộn rơm đã khắc phục cái bất lợi của thiên nhiên, khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới cũng như phòng tránh những giông sét thường xảy ra ở vùng gần núi. Tính ưu việt của loại nhà lá mái còn là nguồn nguyên liệu được khai thác tại chỗ mà không làm ảnh hưởng môi trường sống chung quanh. Gần 40 năm, người họa sĩ này âm thầm làm công tác nghiên cứu với kiến trúc sư Kazik ở thánh địa Mỹ Sơn rồi phụ trách công tác nghiên cứu phục dựng các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Nam. Khi nghỉ hưu, ông bán ngôi nhà ở Tam Kỳ, lên vùng ven thánh địa Mỹ Sơn mua đất và dựng ngôi nhà lá mái mà ông từng nghiên cứu và mơ ước có được.
Mùa hè, đến tham quan thánh địa - di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, chúng ta dễ dàng khám phá ngôi nhà độc đáo này của Hỷ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.