Trần Mạnh Tuấn: 'Mở mắt ra là nghĩ đến âm nhạc'

15/12/2013 09:00 GMT+7

Tự cho rằng mình may mắn vì trong sự nghiệp âm nhạc những gì mình thích đều có thể thực hiện được và để lại dấu ấn trong đời sống nhạc Việt, nhưng Trần Mạnh Tuấn rất thẳng thắn: 'Tất cả việc mình làm trước tiên đều vì cá nhân mình'.

Tự cho rằng mình may mắn vì trong sự nghiệp âm nhạc những gì mình thích đều có thể thực hiện được và để lại dấu ấn trong đời sống nhạc Việt, nhưng Trần Mạnh Tuấn rất thẳng thắn: 'Tất cả việc mình làm trước tiên đều vì cá nhân mình'.

>> Trần Mạnh Tuấn thăng hoa cùng Dấu ấn
>> Đêm thật đã' với saxophone Trần Mạnh Tuấn
>> Tuyết Loan, Tùng Dương dốc sức cho đêm nhạc Trần Mạnh Tuấn

Trần Mạnh Tuấn: 'Mở mắt ra là nghĩ đến âm nhạc'
Ảnh: Độc Lập

Từ việc mở Câu lạc bộ Jazz Sax n’ Art, lập studio mang tiêu chuẩn quốc tế hay ra mắt Saigon Bigband, tất cả xuất phát từ việc “thích là làm” và “làm đến đâu hay đến đó”, nhưng tới nay tất cả đều đã trở thành những điểm hẹn văn hóa có giá trị, có tiếng vang không chỉ trong nước. Nếu Câu lạc bộ Jazz Sax n’ Art giờ là nơi sinh hoạt nghệ thuật cho cộng đồng yêu jazz trong nước lẫn quốc tế (khi đến TP.HCM) thì Saigon Bigband có thể nói đã đáp ứng được nhu cầu thiết thực của đô thị lớn như TP.HCM: vừa đưa khán giả đến gần hơn, tiếp xúc với tinh hoa âm nhạc đại chúng, vừa là phương tiện đối ngoại, giao lưu văn hóa hữu hiệu.

Với những album của anh đã phát hành, trừ album đầu tiên được anh tự nhận “quá ngông cuồng, dùng toàn bộ những kỹ thuật đá ngang đá dọc mà quên điều quan trọng nhất của người làm nghệ thuật là tâm hồn, nên thất bại”, hầu hết đều “thắng lớn”. Dẫu thị trường băng đĩa có đóng băng vì nạn sao chép thì Hạ trắng hay Về quê của Trần Mạnh Tuấn vẫn tái bản đều đều, lên đến con số trên 100.000 bản.

Một năm nhiều 'dấu ấn'

2013 có lẽ là năm đáng nhớ của Trần Mạnh Tuấn, khi lần đầu tiên anh có live show “chiêu đãi” khán giả cả nước mà không phải bỏ tiền túi thực hiện! Đáng nói, không vì đây là show truyền hình trực tiếp hay được tổ chức cho mình mà nhân vật chính bị giới hạn trong biểu diễn. Trên sân khấu của Dấu ấn (tháng 9 vừa qua), người nghệ sĩ ấy đã thăng hoa, có thể nói, một cách tuyệt đối, trong âm nhạc, cùng tiếng kèn saxo mà bấy lâu được ví von như người bạn đời thứ hai của anh.

Mới đây, anh tiếp tục giới thiệu “dấn ấn” nữa trong sự nghiệp âm nhạc với bộ album Jazz it up “sến” (gồm những bản boléro bất hủ) và Mắt biếc (song tấu saxo và piano). Nhiều người đồ rằng đây sẽ là bộ album được tìm nghe, được tái bản không thua Hạ trắng, Về quê, không chỉ vì boléro hay những ca khúc vượt thời gian vốn là giai điệu dễ làm mê say lòng người. Còn với Trần Mạnh Tuấn, “sẽ là rất tuyệt nếu người nghe album của mình được vỗ về, thậm chí ru ngủ, bởi khi đó họ được hòa quyện hoàn toàn vào không gian âm nhạc thuần nhất”.

Nhìn phong thái Trần Mạnh Tuấn từ sân khấu biểu diễn đến cuộc sống thường ngày, khó ai nghĩ rằng anh đang sống với một con mắt và một quả thận (được cho từ anh trai mình). Trong những cuộc nói chuyện, anh không bao giờ muốn mọi người nghĩ mình mang câu chuyện cá nhân ấy ra để được yêu quý, ủng hộ. Xem lịch diễn, lịch bay liên tục của anh (trên trang cá nhân) từ nam ra bắc, từ trong đến ngoài nước, và nghe những kế hoạch đang thành hình cùng nhiều ấp ủ không chỉ cho lĩnh vực mà anh đam mê, sẽ cảm nhận được rõ hơn hạnh phúc của một người nghệ sĩ “khi mở mắt ra là nghĩ đến âm nhạc”.

Nghĩ về trung tâm đào tạo nhạc nhẹ

Nhiều người nói Trần Mạnh Tuấn luôn chơi nhạc như “hôm nay là ngày cuối cùng”?

Tôi nghĩ mình sinh ra cho âm nhạc, nên mình phải sống và thể hiện cho “nó” hết. Từ khi có âm nhạc, trong cuộc sống này, tôi nhận được nhiều lắm. Sau 5 lần phẫu thuật, thật may khi tôi còn có âm nhạc. Suốt thời gian nằm viện để điều trị mỗi cơn bạo bệnh, lúc nào tôi cũng có cây kèn bên mình. Trước mỗi ca mổ, tôi thường chơi vài hợp âm… Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, tôi  nhìn mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn. Quan trọng là ở cách đặt vấn đề thế nào mà thôi, mình nhìn nó bình thường sẽ thấy thanh thản, vì nó đã xảy ra rồi.

m nhạc cũng cho anh đặt chân đến hơn 40 nước trên thế giới, có nhà cao, xe đẹp và một gia đình hạnh phúc, có cơ hội được bắt tay Tổng thống Mỹ Bill Clinton, tham dự giải Grammy…Và như anh tâm sự, trong âm nhạc, những gì mình thích đều có thể thực hiện được. Vậy có bao giờ anh trăn trở về điều khát khao nhưng lại chưa chạm đến?

Có vấn đề thế này, nền tảng để hiểu nhạc jazz của VN không có, người nghe jazz ở mình đâu giống ở Mỹ được, nên cũng khó để bắt họ hiểu ngay, mà chúng ta dùng phương pháp thấm dần. Sau khi có Sax n’ Art, có Saigon Bigband thì trăn trở tiếp theo của tôi là một cơ sở đào tạo.

Chia sẻ với bạn câu chuyện này, dù không mở khóa học nào nhưng tôi có nhiều học trò lắm. Có người đi xe từ Đắk Lắk xuống để học một buổi sáng, đưa phong bì cảm ơn thầy, dĩ nhiên mình không nhận. Có bạn khiến mình không thể vui hơn khi mỗi lần đến mang theo… một vài quả bưởi. Tất nhiên sẽ có học trò (người nước ngoài) trả công thầy hậu hĩnh (cười), còn mấy em như vậy, tôi xem đó như sự chia sẻ một phần trách nhiệm xã hội. Được chia sẻ những điều ấy, tôi sung sướng lắm! 

Tôi nói vậy để giải thích rõ ước mong của mình. Vì xưa nay cứ mơ là được, nên hiện tại tôi lạc quan nghĩ rằng, mình là người may mắn (cười), hy vọng mình sẽ tạo dựng được thêm một thương hiệu nữa, có trung tâm để dạy nhạc nhẹ.

Nhưng dù “mưa dầm thấm lâu” hay có trung tâm đào tạo thì thực tế jazz vẫn là thể loại kén khán giả?

Tôi không tin. Tôi chỉ nghĩ một điều, là cách chúng ta thể hiện, tiếp cận với công chúng thế nào thôi. Đừng coi thường khán giả, họ có khi tinh tế hơn mình tưởng. Và tôi tự tin về những gì mình làm.

Sáng thứ bảy đầu tiên của tháng nào đó, bạn thử đến trước Nhà hát Thành phố, hòa vào không gian của Saigon Bigband, hay một đêm giữa tuần không biết đi đâu, bạn đến thử Sax n’ Art, sẽ cảm nhận được điều tôi nói. Nhắc Bigband, tôi lại nhớ đến cảm xúc khó tả khi có hôm ngoài trời nóng bức mà đến hơn 700 khán giả đứng nghe nhiệt tình, gần như lấp cả con đường phía trước Nhà hát Thành phố.

Hiện nay, tôi còn muốn Saigon Bigband diễn thêm một buổi nữa ở công viên. Tôi nghĩ, hoạt động này không chỉ liên quan văn hóa, mà làm du lịch nữa. Mong muốn, lại mơ đấy (cười), của tôi là làm văn hóa kết hợp du lịch, đó là cách quảng bá không chỉ cho jazz thôi, mà cho âm nhạc Việt, hữu hiệu  nhất. Để được như vậy, tôi rất cần sự hợp tác. 

Nguyên Vân

>> Diễn thời trang trong đêm nhạc 'Dấu ấn - Trần Mạnh Tuấn
>> Trần Mạnh Tuấn: m nhạc đã cứu một con mắt, hai quả thận của tôi
>> Trần Mạnh Tuấn tiếp nối 'Dấu ấn
>> Trần Mạnh Tuấn ra mắt Saigon Big Band
>> Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn giới thiệu 2 album nhạc jazz
>> Ngôi nhà mang dấu ấn Trần Mạnh Tuấn
>> Ban tứ tấu Ari Roland biểu diễn cùng saxophone Trần Mạnh Tuấn
>> Trần Mạnh Tuấn dự hội thảo Các vấn đề thế giới

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.