Vay tiêu dùng: Số lượng chịu mức lãi suất cao là rất ít!

10/10/2016 09:00 GMT+7

Theo khảo sát, con số khách hàng vay với lãi suất cao là rất ít, chỉ dành cho đối tượng vay có độ rủi ro cao, trong khi phần lớn khách hàng hiện tại đang vay ở mức lãi suất trên 30%/năm.

Đánh giá của giới chuyên gia cho thấy, nguyên nhân khiến lãi suất của cho vay tiêu dùng luôn ở mức cao là bởi đối tượng khách hàng của các CTTC đều thuộc phân khúc khách hàng dưới chuẩn (nhóm người thu nhập thấp, khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng), trong khi khoản vay lại nhỏ, ngắn hạn, thủ tục đơn giản, không có tài sản đảm bảo; chưa kể, các mặt hàng được hỗ trợ vay vốn từ CTTC đều là các sản phẩm xuống giá rất nhanh. Các công ty này thường không có mức lãi suất cố định mà sẽ dao động ở một dải lãi suất rất rộng, tùy vào lịch sử tín dụng và khả năng thu nhập của đối tượng khách hàng, cũng như từng sản phẩm vay.
Theo khảo sát, con số khách hàng vay với lãi suất cao là rất ít, chỉ dành cho đối tượng vay có độ rủi ro cao, trong khi phần lớn khách hàng hiện tại đang vay ở mức lãi suất trên 30%/năm.
Chuyên gia kinh tế, TS.Đinh Thế Hiển từng nhận định: Việc lãi suất thấp hay cao không có sự khác biệt theo góc độ tổ chức tín dụng mà thực chất là theo mức độ rủi ro của việc thu hồi vốn và đây mới chính là bản chất kinh tế của thị trường vốn.
Ngân hàng thương mại luôn có mức lãi suất tốt nhất trong các hoạt động cho vay, tuy nhiên yêu cầu mà họ đặt ra lại rất tỉ mỉ và chặt chẽ về khả năng trả nợ như: Đòi hỏi khách hàng phải có tài sản thế chấp, hoặc chứng minh được phương án trả nợ và mức thu nhập an toàn.
Còn các CTTC có mức độ yêu cầu cho vay thoáng hơn so với hệ thống ngân hàng thương mại và bù lại, họ buộc phải định ra mức lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro.
“Ngay cả các nước đang phát triển như Đức, Mỹ thì các khoản cho vay tiêu dùng của các CTTC cũng có mức cao từ 0,5 đến 3 lần so với mức lãi suất cho vay của các ngân hàng. Ví dụ: Mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại ở Đức có thế chấp chỉ ở khoảng 2-6%/năm nhưng mức cho vay tín dụng tiêu dùng thì lại lên đến 9%/năm”, TS.Đinh Thế Hiển cho biết.
Hiện nay, thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đang có những bước tiến rất mạnh mẽ, nhất là từ các CTTC tiêu dùng. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế “tín dụng đen”. Đặc biệt, với các ưu điểm khoản vay nhỏ, không cần tài sản thế chấp, được trả góp, thủ tục hồ sơ và giải ngân nhanh chóng, cho vay tiêu dùng đang ngày càng có sức hút đối với nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp do khoản vay rủi ro quá lớn, buộc các công ty tài chính (CTTC) phải áp dụng mức lãi tương đối cao, đi kèm với đó là các khoản phí phạt trả chậm để hạn chế rủi ro tín dụng.
Chính vì vậy, để không bị phạt vi phạm hợp đồng, người tiêu dùng cần “liệu cơm gắp mắm” và cẩn trọng tính toán thu nhập trước khi ký hợp đồng vay vốn, để đảm bảo đủ khả năng chi trả cho khoản vay của mình. Khách hàng có thu nhập thiếu ổn định hoặc không có khoản dư hàng tháng nên tránh vay vượt quá khả năng tài chính của mình.
Điều này đòi hỏi mối quan hệ hai chiều từ cả bên cho vay và bên vay: Một mặt, CTTC cần tư vấn kỹ càng để giúp khách hàng hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng; mặt khác, người tiêu dùng cũng cần phải có trách nhiệm nghiên cứu kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi đặt bút ký hợp đồng, để bảo đảm quyền lợi và tránh các tranh chấp xảy ra sau này.
Tóm lại, dịch vụ vay tiêu dùng trong nước đã và đang phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng tất yếu. Sự phát triển này không chỉ mở rộng về quy mô dư nợ cho vay, mà tính chất phức tạp của thị trường cũng sẽ tăng theo, cùng với sự xuất hiện của các sản phẩm mới như: các khoản cho vay theo lương, hoạt động cho vay đồng cấp - những sản phẩm hiện đã được phát triển mạnh ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.