• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Về với người tình Sa Đéc

26/01/2016 04:37 GMT+7

Không chỉ nổi tiếng với những ngôi nhà cổ nằm nép mình cùng thời gian bên dòng Sa Giang, Sa Đéc còn là điểm đến khó bỏ qua của miền Tây mỗi độ xuân về.

Bài & ảnh: Thanh Lê

 

Cứ vào tháng chạp, dân nhiếp ảnh lại chuẩn bị các đồ đạ hành nghề trực chỉ Sa Đéc (Đồng Tháp). Là làng hoa lớn nhất miền Tây, nhưng gần đây, không chỉ dân săn ảnh, cả dân du lịch cũng rủ nhau đến giữa tháng chạp âm lịch là í ới mời gọi nhau về làng hoa. Quãng đường 160km từ Sài Gòn xuống đây không quá xa để bạn có thể thoải mái bỏ ra 2 ngày cuối tuần tạm xa phố thị về miền sông nước.

 

IMG 2653

 

Đến Sa Đéc là thấy Tết

Nhắc đến miền Tây mọi người đều biết có rất nhiều làng nghề trồng hoa nổi tiếng như Chợ Lách, Mỹ Tho…Thế nhưng tại sao Sa Đéc vẫn là vị trí số một được lựa chọn? Phải chăng những câu chuyện tình gắn liền với đất và người Sa Đéc, nên nơi đây đặc biệt có sức hút  kỳ lạ? 

Làng hoa Sa Đéc nằm cách trung tâm thị xã 4 km. Trước chỉ gói gọn trong xã Tân Qui Đông mà mọi người quen gọi là làng hoa Tân Qui Đông thì nay đã mở rộng ra các xã lân cận với diện tích trồng lên đến gần 300 ha. Tân Qui Đông quanh năm chuyên trồng hoa kiểng, chủ yếu là cây ngắn ngày trồng trong chậu. Chỉ cần đi đến nơi, bất cứ ai cũng phải thốt lên: “Đến Sa Đéc là thấy Tết sắp về”. Đâu đâu trong làng hoa, bất kể thời điểm nào trong năm đều tràn ngập sắc hoa tươi rực rỡ. Ngoài những loại hoa phổ thông như hải đường, mười giờ, lá gấm, mai chỉ thiên, sao nhái, trang. Còn có rất nhiều loại hoa đặc trưng của xứ lạnh cũng được đem trồng thành công tại đây như tú cầu, dã yên thảo, anh thảo và gần đây là các loại cây gia vị thơm của phương Tây như Hương thảo, cỏ xạ hương…

Riêng về hoa cúc, nhất là cúc Mâm xôi và cúc Đại đóa, mỗi năm chỉ trồng duy nhất 1 đến 2 vụ vì phải mất đến 6 tháng kỳ công chăm sóc. Người trồng hoa phải canh sao cho vừa cúng ông Táo xong là hoa sẽ trổ vàng và có thể trưng đến rằm tháng giêng. Khoảng 20 - 25 tháng chạp âm lịch, khắp làng hoa đông vui như trẩy hội. Đây cũng là thời điểm bận rộn nhất của người trong làng. Ai nấy tất tả chuẩn bị đóng gói, vận chuyển hoa để đem bán khắp các chợ Tết ở Sa Đéc và các tỉnh lân cận. Nếu có dịp ghé làng hoa vào thời điểm này, du khách sẽ bắt gặp những giàn hoa đủ mọi sắc màu bồng bềnh trên dòng nước phù sa. Đây vừa là một nét độc đáo cũng là bí quyết trồng hoa của người Sa Đéc. Hoa không trồng thành luống như rau màu mà được bỏ vào bầu và đặt ở trên những giàn cao. Cách làm này để khống chế độ ẩm cũng là nguyên nhân lây lan mầm bệnh khiến hoa bị úng. Còn khi đến mùa thu hoạch thì chỉ cần xả nước vào đầy các ruộng hoa là có thể dễ dàng đẩy xuống chất hoa xuống mang đi. Hoa Sa Đéc từ đó theo con nước có mặt khắp mọi nơi từ Đồng Tháp, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long lên tận Sài Gòn, Biên Hòa… thậm chí xuất sang Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Nếu như người Sài Gòn gọi Đà Lạt là xứ ngàn hoa giữa cao nguyên và sương mù trùng điệp thì tại sao ta không thể xem Sa Đéc là xứ ngàn hoa dành cho những người tình?

 

Chuyện tình nổi tiếng bên dòng Sa Giang

Bất kể ai đến với Sa Đéc đều muốn một lần ghé thăm nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm trên đường Nguyễn Huệ ngay sát cạnh chợ Sa Đéc. Bởi ông chính là nhân vật được nhắc đến trong tác phẩm nổi tiếng "Người tình" (L'amant) của nữ văn sĩ người Pháp Marguerite Duras và bộ phim điện ảnh nổi tiếng cùng tên. 

 

 MG 1433

 

Ngôi nhà do cha của ông Huỳnh Thủy Lê là ông Huỳnh Cẩm Thuận xây dựng vào năm 1895 bằng gỗ. Ông Huỳnh Cẩm Thuận vốn là một thương gia giàu có người Hoa ở chợ Lớn - Sài Gòn, gốc gác Quảng Châu. Ông Huỳnh Cẩm Thuận bắt đầu lập nghiệp ở Chợ Lớn bằng nghề xây cất nhà phố rồi cho người bản địa thuê với giá rẻ. Sau bao nhiêu năm chí thú làm ăn, ông đã xây dựng một cơ ngơi đồ sộ và quyết định rời Chợ Lớn Sài Gòn về xây căn nhà lớn dưỡng già ở Sa Đéc bên dòng Tiền Giang. Theo những người thân thuộc trong gia đình cho biết, ông Huỳnh Cẩm Thuận hay nằm trên chiếc giường lớn đặt giữa nhà hướng thẳng ra bờ sông lộng gió, ông hầu như chẳng đi đâu, chỉ nằm đó để điều hành tất cả công việc kinh doanh.

 

IMG 6196

 

Đến năm 1917 khi văn hóa Pháp bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ. Song song với việc gửi con đi du học thì ông Huỳnh Cẩm Thuận cũng cho xây lại toàn bộ mặt tiền theo kiến trúc phương Tây, toàn bộ gạch lót nền được nhập về từ Pháp và mặt sau từng viên gạch đều có ghi năm và nơi sản xuất. Tuy nhiên bên trong ngôi nhà thì vẫn giữ theo kết cấu xưa. Giữa nhà là bàn thờ quan công cùng với rất nhiều hoành phi câu đối. Đặc biệt là phần mái nhà được xây trũng vào trong với quan niệm nước chảy về để cho tiền tài đến với ông ngày một nhiều hơn. 

 

IMG 5359

 

1990 khi bộ phim Người Tình được công chiếu đã dấy lên một làn sóng khách du lịch tìm đến ngôi nhà thăm viếng. Mãi đến năm 2006 thì nhà cổ Huỳnh Thủy Lê mới chính thức mở cửa cho mọi người tham quan. Ngày nay nhà cổ Huỳnh Thủy Lê thuộc sự quản lý của công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp. Trong nhà vẫn còn giữ 2 phòng ngủ và du khách có thể ngủ lại nơi đây với giá 1 triệu đồng cho một đêm.

 

Hủ tiếu khô lạ vị

4

Không nổi đình nổi đám bằng người anh em Hủ Tiếu Mỹ Tho gần đó, nhưng cần phải thừa nhận hủ tiếu Sa Đéc mang những đặc trưng riêng và xứng đáng liệt vào một trong những món ăn tiêu biểu của nơi này. Vị ngon của tô hủ tiếu trước tiên nằm ở phần bánh (tức sợi hủ tiếu). Bánh hủ tiếu không bở mà dai vừa, thơm dịu mùi gạo mới xay. Có một lần nào đó đi ngang qua lò làm bún, hủ tiếu mới thấy hết được sự kỳ công trong quá trình nhào bột, ủ chua, rồi cán và cắt bánh. Mới hiểu tại sao cọng hủ tiếu Sa Đéc lại ngon không thua kém gì cọng hủ tiếu Mỹ Tho. 

Hủ Tiếu Sa Đéc khô ngon hơn hủ tiếu Sa Đéc nước. Chỉ đơn giản là bánh hủ tiếu trụng lên, trộn với sốt tương ăn cùng với lòng heo. Nền văn hóa Khmer thể hiện rất rõ trong muỗng đường hào phóng được cô chủ quán nêm thêm trước khi tô hủ tiếu được dọn lên cho khách. Đừng lo sợ vị ngọt của đường, cứ trộn đều lên để cảm nhận được mùi vị chân phương nhất của món ăn. Từng cọng hủ tiếu vừa chín tới thấm đều nước sốt nâu vàng hơi ngòn ngọt, kết hợp với thịt, lòng heo béo béo, dai dai, những miếng hành phi thơm lừng, không ai có thể từ chối gọi thêm một tô thứ hai. Cũng đừng quên chén nước dùng dọn kèm ngọt lịm được nấu từ xương heo, khô mực và một vài gia vị bí mật của chủ quán. 

Đến đừng quên ăn một tô hủ tiếu khô Sa Đéc với lòng heo. Từ nhà cổ Huỳnh Thủy Lê quẹo tay trái đi dọc theo bờ sông vài chục mét. Sẽ thấy một dãy quán hàng bán sinh tố, giá chỉ có 15,000 cho một ly sinh tố sánh thơm, thật không thể bỏ qua. 

 

 

Top
Top