Vì sao bạn không nên ngủ khi máy bay hạ cánh?

20/09/2017 14:30 GMT+7

Những người có thói quen ngủ li bì trên máy bay nên cân nhắc việc giữ mình tỉnh táo để bảo đảm an toàn cho tai.

Một nghiên cứu được công bố bởi Trường Y khoa Harvard (Mỹ) cho rằng việc ngủ say trên máy bay có thể dẫn đến nguy cơ gây hại cho thính lực, theo Independent.
Cụ thể là nếu bạn ngủ khi máy bay thay đổi đột ngột về cao độ, khả năng cân bằng áp suất trong màng nhĩ của tai bạn có thể bị tổn thương và dẫn đến một tác hại lâu dài.

Hầu hết mọi người đều cảm thấy ù tai hay thậm chí đau nhức tai khi thay đổi độ cao đột ngột lúc ngồi máy bay.

tin liên quan

Gọt hàm xong thì… đi cấp cứu
Sau khi thực hiện gọt hàm, bệnh nhân bị chảy máu trong khoang miệng rỉ rả và đột ngột giảm ô xy máu, hôn mê…
Điều này xảy ra khi áp suất bên ngoài tai bạn không tương đồng với áp suất bên trong tai. Thường thì tình trạng này sẽ diễn ra khi máy bay hạ cánh và thay đổi độ cao đột ngột.
Để xử lý vấn đề trên, cơ thể chúng ta có thể mở vòi nhĩ để cân bằng áp suất chỉ với hành động nuốt hay ngáp đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn đang ngủ thì mọi chuyện lại khác, bạn không nuốt và cũng không ngáp nên độ chênh áp suất giữa bên trong và bên ngoài tai vẫn tồn tại, do vòi nhĩ đóng. Tai bạn có thể bị tổn thương. 
Nhiều người có thói quen ngủ li bì khi đi máy bay Chụp từ clip YouTube

Tổn thương tai có thể xảy ra một thời điểm nào đó trong cuộc sống bình thường nhưng nếu vòi nhĩ tắc trong thời gian dài, có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây đau nhức tai và giảm thính lực, thậm chí nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng tai chảy máu.

Do đó, để phòng tránh các nguy cơ trên, khi máy bay hạ cánh, bạn nên cố thức giấc để bảo đảm vòi nhĩ mở ra, cân bằng áp suất kịp thời.

tin liên quan

Bác sĩ ơi: Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Tôi 45 tuổi, ngụ Đồng Nai, công việc buôn bán nên phải đứng suốt ngày. Thời gian qua, tôi nhức mỏi hai chân nhiều, thường xuyên bị vọp bẻ và tê buốt lòng bàn chân. Nghe nhiều người bảo có thể tôi bị suy giãn tĩnh mạch. Xin bác sĩ cho biết, đây là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? (Nguyễn Minh, Bình Thuận, TP.HCM)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.