Vì sao các tòa nhà nên chuyển đổi tủ đóng cắt trung thế không dùng khí SF6?

31/12/2022 10:00 GMT+7

Thiết bị SM AirSeT thế hệ mới không chỉ thân thiện với môi trường - phù hợp với chiến lược giảm phát thải khí nhà kính toàn diện, mà còn hiệu quả - đáp ứng xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa bền vững tại Việt Nam.

Hội nghị biến đổi khí hậu COP26 đề cập nhiều đến giảm phát thải carbon để đạt được net-zero vào 2050, song có một thứ khí nhà kính khác độc hại với môi trường gấp 23.500 lần so với khí CO2 và tồn tại trong khí quyển đến 3.200 năm - là SF6.

Khí SF6 cách điện cực tốt và cực rẻ, nên hiện có hơn 30 triệu thiết bị đóng cắt trung thế sử dụng SF6 lắp đặt khắp thế giới. Chỉ 1 kg SF6 đã phát thải tương đương ô tô chạy 200.000 km. SF6 cùng các khí nhà kính “không phải CO2” khác, tạo ra tới 25% lượng phát thải toàn cầu, do đó các nỗ lực giảm thải khí SF6 đều được quốc tế quy đổi sang CO2 và đưa vào mục tiêu giảm phát ròng về 0.

SF6 cần phải loại bỏ để đẩy nhanh quá trình khử carbon. Liên minh Châu Âu (EU) đã cấm sử dụng khí SF6, ngoại trừ ngành điện do có rất ít lựa chọn thay thế. Song bức tranh này đang dần thay đổi nhờ tiến bộ của công nghệ toàn cầu, mà tiên phong là tập đoàn Schneider Electric với giải pháp tủ đóng cắt trung thế SM AirSeT thế hệ mới.

Tại Việt Nam, công cuộc đô thị hóa và số hóa kinh tế đang đẩy mạnh nhu cầu mở rộng cơ sở hạ tầng, tòa nhà thương mại và công nghiệp… kéo theo số lượng thiết bị đóng cắt trung thế gia tăng trong tương lai. Đầu 2022, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP có hiệu lực, đã yêu cầu các tòa nhà thương mại và công nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính cũng như lên kế hoạch giảm phát thải.

Để tăng tốc khử carbon, Schneider Electric tiên phong giới thiệu sáng kiến đột phá - tủ đóng cắt trung thế SM AirSeT không dùng khí SF6, dùng cho các tòa nhà thương mại và công nghiệp. Giải pháp không chỉ thân thiện với môi trường - phù hợp với chiến lược giảm phát thải khí nhà kính toàn diện, mà còn hiệu quả - đáp ứng xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa theo hướng bền vững tại Việt Nam.

Ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam & Cambodia cho biết: “Việc ra mắt SM AirSeT đáp ứng mục tiêu bền vững mà Schneider Electric đang theo đuổi tại Việt Nam: giảm phát thải carbon cho ngành năng lượng. Với danh mục thiết bị AirSeT, tập đoàn ước tính sẽ giảm được lượng khí thải tương đương 4 triệu tấn CO2 mỗi năm. Công nghệ mới còn kéo dài vòng đời sản phẩm lên 30% và tái chế dễ dàng”.

Schneider Electric đã lắp đặt hơn 1,5 triệu ngăn tủ SM AirSeT trên toàn thế giới, chứng minh hiệu quả đáng tin cậy mà không gây ảnh hưởng đến vận hành. Vì vậy, việc chuyển đổi sang tủ SM AirSeT vào thời điểm này là hoàn toàn phù hợp cho các tòa nhà thương mại và công nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

SM AirSeT sử dụng không khí tinh khiết và chân không, không dùng khí SF6 gây hại môi trường, giúp doanh nghiệp tránh được các quy định trong tương lai về khí nhà kính. Giải pháp đột phá này còn có tính năng kết nối kỹ thuật số thông qua các cảm biến để thu thập dữ liệu giúp giám sát nhiệt độ, độ ẩm, hồ quang điện… giúp tối ưu hiệu quả vận hành và sản xuất mà không gây lãng phí năng lượng.

Bên cạnh đó, tủ SM AirSeT thế hệ mới giữ lại ưu điểm về kích thước nhỏ gọn và cơ chế hoạt động của tủ SM6 truyền thống. Các chủ tòa nhà và nhà máy dễ dàng chuyển sang sử dụng SM AirSeT từ các tủ SM6 mà không phải mất nhiều chi phí và thời gian cho việc lắp đặt. Vẫn là công tắc 3 vị trí quen thuộc (đóng mở, ngắt, nối đất), các kỹ thuật viên sẽ không gặp khó khăn gì khi sử dụng thiết bị mới.

Schneider Electric ước tính, các tòa nhà tiêu thụ 30% năng lượng của toàn thế giới và chiếm tới 40% lượng phát thải carbon ra môi trường. Nếu triển khai đồng bộ các giải pháp số hóa và điện hóa, bao gồm việc chuyển đổi tủ SM6 sang SM AirSeT, sẽ giúp giảm 2/3 lượng phát thải carbon đến 2030 và tiết kiệm đến 70% năng lượng tiêu thụ trong các tòa nhà tại Việt Nam.

SM AirSeT được thiết kế dành riêng cho các tòa nhà thương mại và công nghiệp vốn đang gặp nhiều thách thức trong việc giảm dấu chân carbon. Thiết bị đã được sử dụng trong nhà máy Flins Refactory, nhà máy sản xuất xe hơi đầu tiên của Renault và châu Âu vận hành theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giúp tập đoàn này tiến gần hơn đến mục tiêu âm carbon vào 2030.

Hãng vận chuyển Azienda Trasporti Milanesi ở Ý cũng đặt mục tiêu điện hóa 100% xe buýt vào 2030 và SM AirSeT là mảnh ghép hoàn hảo để hoàn thiện bức tranh này. Schneider Electric đã lắp đặt 32 tủ SM AirSeT cho hệ thống trạm sạc xanh phục vụ 1.200 buýt điện. Ước tính, thiết bị sẽ giúp hãng giảm được 560 tấn khí thải nhà kính.

Ra mắt vào 2021, SM AirSeT đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín: Giải thưởng Hiệu quả Năng lượng Công nghiệp tại Hannover Messe, Giải thưởng 10 Sáng tạo Hàng đầu từ Cool Earth Forum, Giải thưởng Thiết kế iF. Mới đây nhất, AirSeT được vinh danh tại Giải thưởng Làm chủ Năng lượng 2022, Giải thưởng Dấu tay Carbon Quốc tế tại Tuần lễ Khí hậu NYC.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.