Vì sao người Nhật thích mực và bạch tuộc Việt Nam?

15/05/2023 11:09 GMT+7

Xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc của Việt Nam giảm hơn 10% trong quý 1/2023, tuy nhiên riêng thị trường Nhật Bản vẫn duy trì đà tăng trưởng.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Nhật Bản là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 27%. Trong quý 1/2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt 37 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là một trong những thị trường trọng điểm vẫn giữ được đà tăng trưởng. Nguyên nhân, do sản lượng khai thác mực, bạch tuộc nội địa của Nhật ngày càng giảm trong khi nhu cầu lại tăng, nhất là đối với các sản phẩm mực, bạch tuộc ăn liền, tiện lợi với lối sống hiện đại, bận rộn, ít thời gian nấu nướng. Đây là yếu tố tác động tích cực tới xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản.

Vì sao người Nhật vẫn thích mực và bạch tuộc Việt Nam? - Ảnh 1.

Mực và bạch tuộc Việt Nam vẫn duy trì được sức hút ở thị trường Nhật Bản

CHÍ NHÂN

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mạnh nhất sản phẩm mực và bạch tuộc Việt Nam, chiếm tới 36% thị phần. Thế nhưng trong quý 1/2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc chỉ đạt gần 50 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu sản phẩm cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, mực khô lột da, mực đông lạnh… Riêng mặt hàng bạch tuộc chế biến ghi nhận kết quả tăng trưởng 73% trong quý đầu năm 2023. Các thị trường quan trọng khác với nhóm hàng này là Thái Lan, Trung Quốc, Ý và Malaysia.

Doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu và chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao. Bên cạnh đó, thẻ vàng IUU chưa được gỡ bỏ. Ngoài ra, kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.