Vì sao tòa soạn Charlie Hebdo bị tấn công?

08/01/2015 08:55 GMT+7

(TNO) Vụ thảm sát tại toà soạn báo Charlie Hebdo, Pháp khiến 12 người thiệt mạng không phải là cuộc tấn công đầu tiên vào tờ báo này. Trước đó, tuần báo trào phúng Charlie Hebdo đã từng bị tấn công do nhiều phát ngôn và hành động gây tranh cãi.

(TNO) Vụ thảm sát tại toà soạn báo Charlie Hebdo, Pháp khiến 12 người thiệt mạng không phải là cuộc tấn công đầu tiên vào tờ báo này. Trước đó, tuần báo trào phúng Charlie Hebdo đã từng bị tấn công do nhiều phát ngôn và hành động gây tranh cãi.

Video thảm sát tại toà soạn báo Charlie Hebdo
Charlie Hebdo là một tuần báo nổi tiếng ở Pháp chuyên về vẽ châm biếm với luận điệu bất kính và chống các tôn giáo như Hồi giáo, Do Thái giáo, Công giáo v.v
Theo NBC News, Charlie Hebdo đã trở nên quen thuộc trong dư luận Pháp với những vụ tranh cãi và bị đe dọa tấn công từ các tổ chức cực đoan. Nhưng tờ báo vẫn tiếp tục đường lối hoạt động của riêng mình, thậm chí có những phát ngôn “mạnh miệng” không lùi bước.
Biếm họa tôn giáo
Vì sao tòa soạn Charlie Hebdo bị tấn công? 1Một người đang đọc tờ báo Charlie Hebdo - Ảnh chụp màn hình
Nguyên nhân của vụ xả súng tấn công vào tuần báo Charlie Hebdo vào tối 7.1 được cho xuất phát từ những bức vẽ biếm họa thủ lĩnh nhóm Hồi giáo IS, ông Abu Bakr al-Baghdadi.
Theo tờ Washington Post, sự bất kính, khiếm nhã trong việc châm biếm nhiều tôn giáo đã khiến Charlie Hebdo rơi vào tầm ngắm của các tổ chức cực đoan trong suốt 10 năm qua, đặc biệt là các nhóm Hồi giáo.
Theo đức tin của đạo Hồi, việc vẽ tranh, phác họa chân dung đấng đối cao là điều vô cùng cấm kị, huống chi là vẽ tranh biếm họa. Những tranh cãi bắt đầu được thổi bùng từ năm 2006, khi Charlie Hebdo cho đăng lại 12 bức ảnh biếm họa tiên tri Muhammad. Các bức ảnh đã được một tờ báo Đan Mạch đăng từ năm 2005 và gây nhiều tranh cãi trước đó.
Vì sao tòa soạn Charlie Hebdo bị tấn công? 2Hiện trường xảy ra vụ tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo hôm 7.1 – Ảnh: AFP
NBC News cho biết, Charlie Hebdo một lần nữa đã châm ngòi cho cuộc xung đột với các nhóm Hồi giáo ở phương Tây. Kết quả của vụ đăng tải 12 bức ảnh là hai cộng đồng Hồi giáo ở Pháp đã khởi kiện tờ báo vào năm 2007.
Tuy nhiên, vụ kiện bị tòa án bác bỏ vì cho rằng “việc đăng tải những bức ảnh này nằm trong quyền tự do ngôn luận và không hề tấn công đạo Hồi, đó chỉ là một trào lưu”, theo BBC.
Vào năm 2011, tuần báo Charlie Hebdo đã bị ném bom xăng sau khi đăng hình biếm họa tiên tri Muhammad lên trang bìa với hình ảnh đấng tối cao có chiếc mũi hề và dòng chú thích "nhạy cảm".
Vì sao tòa soạn Charlie Hebdo bị tấn công? 3Cảnh sát đưa thi thể nạn nhân vũ tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo ra ngoài - Ảnh: AFP
Không dừng lại, vào năm 2012, Charlie Hebdo vẫn cho đăng tiếp nhiều bức ảnh châm biếm tiên tri Muhammad với nội dung gây sốc, được cho báng bổ đấng tối cao của đạo Hồi. Động thái như một đòn phản kháng cho vụ ném bom xăng, rằng tờ báo không hề bị đe dọa bởi cuộc tấn công của nhóm cực đoan, tờ Washington Post cho biết.
Các bức hình biếm hoạ này đã buộc Pháp phải tạm thời đóng cửa các đại sứ quán và trường học ở trên 20 nước theo Hồi giáo vì sợ bị trả thù.
Những phát ngôn “mạnh miệng” của Charlie Hebdo
Trong vụ ném bom năm 2011, tổng biên tập của Charlie Hebdo, ông Stephane Charbonnier, 1 trong 10 nhà báo bị thiệt mạng hôm 7.1, đã mạnh dạn tuyên bố trên AP: Muhammad không đe dọa được tôi. Tôi sống theo luật của Pháp với quyền tự do ngôn luận được tôi bày tỏ qua tranh vẽ. Tôi không sống theo luật của Hồi giáo.
Vì sao tòa soạn Charlie Hebdo bị tấn công? 4Tổng biên tập của Charlie Hebdo, ông Stephane Charbonnier - Ảnh: AFP
Về việc chính phủ Pháp phải đóng cửa tạm thời đại sứ quán ở các nước Hồi giáo vì hành động của Charlie Hebdo năm 2012 đã khiến dư luận bức xúc, chỉ trích tờ báo.
Tuy nhiên, tuần báo vẫn kiên quyết đi theo đường lối ban đầu. Tờ Time dẫn lời nhà báo Laurent Léger thuộc Charlie Hebdo cho biết, “mục đích của chúng tôi là để gây cười”
“Chúng tôi muốn cười nhạo tất cả các tổ chức cực đoan. Họ có thể là Hồi giáo, Công giáo và Do thái giáo. Mọi người có thể trở thành con chiên ngoan đạo nhưng những hành động và suy nghĩ cực đoan từ đó là không thể chấp nhận được”, ông Laurent Léger nói.
Đối với vụ việc 12 bức ảnh năm 2006, Charlie Hebdo đã công bố một bức thư gồm chữ kí của 12 nhà báo. Trong thư, họ dõng dạc tuyên bố: “Chúng tôi, những người trí thức, những nhà báo, kêu gọi chống lại chế độ tôn giáo cực đoan, thúc đẩy tiến trình tự do và bình đẳng”, theo tờ Time.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.