10 năm bị bôi nhọ... trên mạng xã hội của Hoa hậu Diễm Hương

22/10/2019 21:49 GMT+7

Trong buổi tọa đàm “Nói không với vu khống trục lợi trên mạng xã hội”, Hoa hậu Diễm Hương đã xuất hiện bên cạnh các chuyên gia, diễn giả như TS Lê Thẩm Dương, đạo diễn Lê Hoàng… để chia sẻ những câu chuyện cá nhân khi suốt 10 năm qua là nạn nhân của việc vu khống, bôi nhọ trên mạng xã hội.

Sáng 22.10, Báo Thanh Niên tổ chức buổi tọa đàm “Nói không với vu khống trục lợi trên mạng xã hội”. Hoa hậu Diễm Hương xuất hiện với tư cách khách mời, bởi cô từng là nạn nhân của nạn bôi nhọ, vu khống trên mạng xã hội. 

Cả cuộc đời tôi toàn thị phi
Từ khi đăng quang đến nay, Diễm Hương gặp không ít biến cố. Vậy biến cố nào khiến chị lao đao nhất?

Hoa hậu Diễm Hương: Không thể nói biến cố nào lớn nhất, nhưng có thể nói các biến cố để lại cho mọi người nhiều cái lưu tâm nhất, thì vừa lúc đăng quang cũng có, rồi năm 2014 cũng có, lúc em sinh con cũng có. Gần đây nhất em có sự hàn gắn với gia đình cũng là một biến cố. Có thể nói là cả cuộc đời Diễm Hương cho đến năm nay mới rút ra kinh nghiệm, mọi thứ xung quanh em đều là thị phi cả. Nhưng có chấp nhận chuyện đó, em mới sống được với nó và dần dần làm cho cuộc sống của mình nó đỡ áp lực hơn rất nhiều.

"Nhìn lại, cả cuộc đời tôi toàn thị phi" - Hoa hậu Diễm Hương

Ngọc Dương

Chị có sợ lên mạng xã hội đọc bình luận từ anti-fan?

Hoa hậu Diễm Hương: Cho đến giờ phút này, thông qua các cơ quan báo đài và nói rằng các bạn hãy vào facebook của Hương và hãy bình luận nhiều lên để lượng tương tác và bình luận tăng lên. Ngày xưa rất sợ, bởi một ngày vào thời kì đỉnh điểm 2014, có thể nói, chỉ cần 1 giờ thôi, Hương có thể nói không thua kém bất kì một "hot facebook-er" nào cả.

Cả triệu triệu bình luận, chia sẻ... Đi đâu cũng nghe về mình cả. Lúc đó thì còn sợ là bởi vì nó nhiều quá. Mình không kịp xử lý, mình sợ. Còn bây giờ nó không có nhiều được như hồi xưa nữa. Cho nên Hương hoàn toàn đủ thời gian để xử lý và hoàn toàn bình tĩnh với mọi bình luận gửi cho mình dù tích cực hay tiêu cực. Mặc dù cả ác ý nữa, mọi thứ với Hương đều có thể giải quyết được.

Kinh nghiệm vượt qua thị phi của Diễm Hương?

Hoa hậu Diễm Hương: Nếu nói về các bạn trẻ hiện nay thì các bạn còn giỏi hơn Hương rất nhiều trong việc sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, youtube... trở thành công cụ đắc lực của họ, để trở thành người có tiếng nói trong xã hội. Hương là còn lạc hậu lắm. Nhưng để nói, chia sẻ với các bạn trẻ hơn mình về việc xử lý khủng hoảng hoặc đối diện với những điều vu khống hoặc lăng nhục mình trên mạng xã hội, thì Hương chỉ biết khuyên các bạn, trước mỗi lời nói đó, mình nên suy nghĩ phân tích trước mỗi lời nói đó mình nên suy nghĩ, phân tích cái điều đó có xuất phát từ hành động sai của mình hay không? Giống như lời của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, nếu nó sai thì mình nên xin lỗi ngay để rồi mình giải quyết nó. Chứ mình không phân tích và cãi chày cãi cối nó sẽ gây đến hiệu ứng ngược, đó là làm cho mọi người ngày càng tấn công mình và mình càng ở thế bị động hơn.

Nghĩ về quá khứ, có bao giờ chị nghĩ sẽ kiện những người tung tin bôi nhọ, vu khống mình chưa?

Hoa hậu Diễm Hương: Để giúp cho mình có một kháng sinh với lời bình luận tiêu cực, vu khống trên mạng xã hội thì Hương đã dần hoàn thiện bản thân mình hơn, kĩ năng đến mọi thứ công bố ra xã hội. Cho nên việc vu khống mình dường như khó hơn. Nhưng chắc chắn, với điều luật hiện nay dường như rõ ràng hơn giống như bác nguyên chánh án về hình sự, thì luật hiện giờ rõ ràng hơn rất nhiều. So với trước đây rất khó để kiện, vì lúc đó chưa có luật. Và mạng xã hội vẫn còn là một mạng ảo. Nhà nước vẫn chưa công nhận những điều đó là chứng cứ thì Hương đã không kiện được, mà chỉ bằng sức kháng cự của bản thân mình để phản kháng lại thôi. Nếu hiện nay mà có điều gì xảy ra như quá khứ thì chắc chắn Hương sẽ dùng những biện pháp, đầu tiên sẽ nhẹ nhàng trước, nếu không được sẽ dùng biện pháp cứng rắn là thu thập bằng chứng và kiện lên. Chỉ có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của mình.

Tọa đàm “Nói không với vu khống trục lợi trên mạng xã hội"
Buổi tọa đàm có sự tham dự của ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, TS Lê Thẩm Dương, chuyên gia và diễn giả kinh tế, đạo điễn Lê Hoàng, hoa hậu Diễm Hương, luật sư Vũ Phi Long, nguyên Phó chánh tòa hình sự, TAND TP.HCM, ông Lê Mạnh Hùng, Trưởng văn phòng thừa phát lại Q.Bình Thạnh, thạc sĩ Phan Văn Tú, Trưởng Bộ môn Báo chí, Khoa Báo chí, Đại học KHXH-NV TP.HCM, ông Trịnh Đình Khánh, Giám đốc điều hành Suzu Group, nhà báo, diễn giả Đỗ Hùng, nhà báo Hải Thành, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên... Buổi tham dự còn có sự tham gia của hơn 200 khách mời và đại diện các cơ quan truyền thông, báo chí T.Ư và TP.HCM.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.