Cổ Đạm - Vẻ đẹp mộc mạc của gốm đất nung rồi có lụi tàn?

Thái Trọng
Thái Trọng
17/09/2019 07:17 GMT+7

Cổ Đạm là làng gốm đất nung truyền thống, mang sắc thái khá đặc thù của một làng nghề thủ công ở bắc Trung bộ. Các kĩ thuật như làm đất, dựng lò nung gốm thông minh, linh hoạt. Tuy nhiên, do sự biến đổi của nhu cầu thị trường mà nghề làm gốm đang dần biến mất ở Cổ Đạm.

Làng nghề truyền thống nồi đất Cổ Đạm (xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã có từ cách đây 200 năm. Trước đây, hoạt động sản xuất và buôn bán nồi gốm đất rất nhộn nhịp. Còn nhớ, vào những năm 60-70 của thế kỷ 20, làng nghề nồi đất Cổ Đạm phát triển khá mạnh. Sản phẩm đất nung Cổ Đạm chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân nông nghiệp. Nhiều tiểu thương ở các nơi về đây thu mua.
Một số sản phẩm tiêu biểu phục vụ sinh hoạt của làng gốm Cổ Đạm. Ảnh: Thái Trọng
Khoảng từ năm 2000 về trước, sau khi thu hoạch mùa vụ xong, dân làng gốm lại bắt tay vào sản xuất. Nhà nào không trực tiếp sản xuất thì đi thu mua lại sản phẩm rồi mang lên chợ bán. Giai đoạn cao điểm, cả xã có tới hơn 500 hộ dân trực tiếp làm và buôn bán gốm đất nung. 
Do chủ yếu hướng tới phục vụ sinh hoạt thường ngày nên gốm Cổ Đạm không quá cầu kì trong sản xuất. Ảnh: Thái Trọng
 
Thế nhưng, hiện nay nghề gốm đất nung ở địa phương đang đối mặt với thực tế là thanh niên ở làng, ở xã lớn lên đều đi học hay đi làm ăn xa, không còn mấy người gắn bó với nghề truyền thống của quê hương. Hiện tại, cả xã chỉ còn hai gia đình làm nghề.
Bà Sinh đang lấy đất để chuẩn bị cho mẻ gốm mới. Ảnh: Thái Trọng
Ông Nguyễn Xuân An, một thợ làm gốm lâu năm, cho biết:" Đất sét để làm nồi gốm ở Cổ Đạm là loại đất sét được lấy ở ngoài ruộng, xưa kia phương tiện vận chuyển đất về nhà để làm gốm duy nhất là đôi quang gánh và đôi chân của người thợ gốm.".
Đất sét làm gốm thường có hai loại, một loại mềm và dễ nhào trộn, loại còn lại thì khô và cứng hơn. Không có một công thức hay tỉ lệ cụ thể, chính xác để pha trộn hai loại đất sét với nhau nhưng bằng kinh nghiệm và cảm nhận, những người thợ làm gốm ở Cổ Đạm vẫn tạo ra được loại đất tốt nhất cho việc làm nồi. 
Không gian sản xuất gốm của gia đình bà Sinh. Ảnh: Thái Trọng
Với những bộ dụng cụ thô sơ, đơn giản chủ yếu từ gỗ và tre cùng đôi bàn tay khéo léo, người dân Cổ Đạm đã gây dựng nên một dòng gốm vang danh khắp vùng. Bà Sinh cho biết thêm, ở thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề làm nồi gốm, có những đoàn thợ thủ công của nước bạn Lào sang để học hỏi kinh nghiệm làm nồi. Cùng thời điểm đó, sản phẩm của đất Cổ Đạm phân phối toàn vùng Nghệ An, Thanh Hóa vào tới tận Quảng Trị, Quảng Nam. 
Bộ dụng cụ tạo hình cho nồi gốm của những thợ làm gốm ở Cổ Đạm.
Phần lớn các dụng cụ được làm từ gỗ và tre. Ảnh: Thái Trọng
Bàn xoay - thứ vật dụng làm nghề quý giá nhất của người thợ làm gốm ở Cổ Đạm.
Ảnh: Thái Trọng
Phiến đá được dùng để nhồi đất làm gốm. Những thợ làm gốm chủ yếu
chọn loại đá gân có bề mặt trơn, nhẵn, tìm thấy ngay tại địa phương để làm đá nhồi đất.
Ảnh: Thái Trọng
Sau công đoạn tạo hình, những chiếc nồi gốm sẽ được đưa ra nắng phơi để tạo độ cứng nhất định tránh việc nồi bị biến dạng trước và trong quá trình nung trong lò. Nếu với nắng mùa hè, sẽ mất khoảng một ngày để những chiếc nồi được ổn định và khô. 
Nồi gốm sau khi tạo hình sẽ được đem phơi dưới nắng. Ảnh: Thái Trọng

bach-nien-to-nghe-tap3-gom-co-dam-ben-kia-suon-doc-hung-thinh-01-08-2019

 
Những chiếc nồi gốm sau khi phơi khô sẽ tiếp tục được đưa vào lò để nung. Bà Sinh cho biết thêm, để tiết kiệm chất đốt cho lò nung, thường một lò nung gốm sẽ có khoảng 4-5 gia đình chung nhau nung. Sản phẩm của mỗi gia đình sẽ được xếp riêng ra mỗi góc để tránh việc nhầm lẫn của nhau. 
Bà Sinh đang xếp những chiếc nồi được phơi khô vào trong lò để tiến hành nung.
Ảnh: Thái Trọng
Những thợ làm gốm sẽ bắt đầu đốt lò bằng rơm và lá cây khô, sau đó mới cho củi to vào để tăng dần nhiệt độ. Điều này giúp tránh việc nồi bị vỡ do sốc nhiệt khi đột ngột gặp nhiệt độ lớn trong lò. Trong gia đình, thường thì người đàn ông sẽ đảm nhiệm việc xếp gốm vào lò và đốt lửa nung. 
Thời gian nung trung bình kéo dài khoảng từ 3 đến 4 tiếng, tùy vào số lượng nồi có trong lò. Ảnh: Thái Trọng
 
Điểm khác biệt giữa gốm đất nung Cổ Đạm với các loại gốm khác là gốm đất nung Cổ Đạm sẽ được nhúng qua “nước men” (nước bột đất sét lọc kỹ cho loãng), sau đó mới mang phơi khô và nung chín.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.