Bất chấp lệnh giới nghiêm, nhiều người Mỹ vẫn xuống đường biểu tình

03/06/2020 16:06 GMT+7

Các cuộc tuần hành và biểu tình ôn hòa đã bị hủy hoại bởi các trường hợp cướp bóc và tấn công sĩ quan cảnh sát khi những người biểu tình xuống đường phản đối lực lượng này do sử dụng vũ lực chống lại nhóm người dân thiểu số.

Bất chấp lệnh giới nghiêm và lời đe dọa sử dụng quân đội của Tổng thống Trump, những người biểu tình vẫn tiếp tục xuống đường, phản đối bạo lực cảnh sát trên khắp nước Mỹ. “Thật đau lòng. Hashtag này đến hashtag khác, và thật sợ khi tôi có thể là người tiếp theo. Tôi có thể là người tiếp theo.”
Trong tình trạng bất ổn, người biểu tình ở một số thành phố đang nỗ lực giữa cho thông điệp của mình không bị bóp méo. “Chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng dùng phản đối hòa bình nhưng chúng ta vẫn được lắng nghe”.

Những người biểu tình tại Seattle, Washington (Mỹ) nằm xuống trong một phút im lặng mô phỏng vị trí của George Floyd khi bị cảnh sát trấn áp

Reuters

Trước đó, tại bang Minnesota, hàng ngàn người đã tập trung bên ngoài tư dinh của thống đốc bang nhằm đòi lại công lý cho George Floyd, một người đàn ông da màu không vũ trang, đã chết hồi tuần trước khi bị cảnh sát giam giữ. Một sĩ quan cảnh sát đã bị buộc tội giết người cấp độ ba.
Hai thành phố Minneapolis và St. Paul đã ban hành lệnh giới nghiêm sau khi nhiều cuộc biểu tình dẫn đến cướp bóc, và khi màn đêm buông xuống hôm 1.6, cảnh sát đã bắt giữ hàng chục người biểu tình bên ngoài thủ phủ bang.

Cảnh sát bắt giữ một người đàn ông trong một cuộc biểu tình tại quận Manhattan, thành phố New York (Mỹ) ngày 2.6

Reuters

Tương tự ở Dallas, hàng ngàn người biểu tình ôn hòa trước trụ sở cảnh sát. Khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực, một đám đông đã chặn giao thông trên đường cao tốc và cảnh sát đã mang xe buýt đến để áp giải hơn 100 người bị bắt.
Trong một số trường hợp, những người biểu tình đã cố gắng ngăn các cuộc biểu tình biến thành hành động phá hoại. Ở Indianapolis, người biểu tình và cảnh sát đã hợp tác để giải quyết các cuộc đối đầu. Người biểu tình ở Brooklyn đã tạo thành hàng rào để bảo vệ cửa hàng bách hóa Target.

Các thành viên của cộng đồng tình nguyện dọn dẹp các mảnh vỡ còn sót lại sau khi một tòa nhà bị đốt cháy và sụp đổ trong các cuộc biểu tình tại Minnesota (Mỹ) ngày 30.5

Reuters

Nhưng không phải ở đâu người dân cũng thể hiện sự bình tĩnh. Một đoạn video cho thấy nhiều người phá cửa vào một hiệu thuốc gia đình ở Van Nuys. Một số người biểu tình dân quyền ở Los Angeles đã giúp dọn dẹp hư hại và quét dọn mảnh kính vỡ.
Cảnh sát đã bắt giữ một số người vì nghi ngờ cướp bóc. Cảnh sát cũng đã đến các hộp đêm sau khi nhận được thông tin nhiều kẻ phá hoại đã cướp một cửa hàng rượu ở Cicero, ngoại ô Chicago. Một đám người đập cửa vào một cửa hàng bách hóa Macy ở khu Manhattan, ma-nơ-canh nằm lăn lóc bên ngoài cửa hàng thời trang Michael Kors gần Đại lộ số 5 của New York sau khi nơi này bị cướp bóc.

Một người biểu tình được đổ nước lên mặt anh ta sau khi bị xịt hơi cay trong cuộc biểu tình ở Minneapolis, Minnesota (Mỹ) ngày 30.5

Reuters

Tổng thống Donald Trump hôm 1.6 đe dọa sẽ sử dụng quân đội để dập tắt tình trạng bất ổn. "Nếu một thành phố hoặc tiểu bang từ chối thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, thì tôi sẽ triển khai quân đội Mỹ và nhanh chóng giải quyết vấn đề cho họ.”
Tổng tham mưu trưởng Mark Milley cho biết ông ủng hộ quyền biểu tình miễn là biểu tình diễn ra trong ôn hòa. “Mọi người đều có quyền biểu tình. Tu chính án I Hiến pháp Mỹ là bất khả xâm phạm. Đó là quyền của người dân Mỹ để phản đối, nhưng phải phản đối một cách hòa bình.” 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.