Tính đến nay,
Tổng thống Vladimir Putin đã lãnh đạo Nga 20 năm nhưng ông đứng trước khả năng tiếp tục làm làm tổng thống Nga trong 12 năm kế tiếp.
Ngày 10.3, trước Hạ viện Nga, ông Putin nói ông tin việc sửa đổi hiến pháp - mà qua đó ông có thể tái tranh cử tổng thống - có thể được thông qua nếu Tòa án Hiến pháp của Nga không phản đối:
"Về mặt kỹ thuật, hôm nay chúng ta có thể bỏ giới hạn nhiệm kỳ, đặc biệt bởi vì các tiền lệ này xảy ra ở nhiều nước khác, kể cả các nước láng giềng. Không có giới hạn nhiệm kỳ ở các nước đó trong thủ tục bầu ra một nguyên thủ quốc gia".
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu trước Hạ viện Nga.
|
Sau đó, một nữ nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền Nga đề xuất thay đổi hiến pháp để xem như ông Putin chưa có nhiệm kỳ tổng thống nào. Nếu đề xuất này được thông qua và ủng hộ trong một cuộc bỏ phiếu toàn quốc, ông
có thể tại vị đến năm 2036.
Chính
ông Putin cũng tỏ vẻ dè dặt trước đề xuất này:
"Về nguyên tắc, phương án này có thể xảy ra, nhưng với một điều kiện là tòa án hiến pháp đưa ra phán quyết chính thức rằng thay đổi như vậy không đối nghịch với các nguyên tắc và quy định chính trong hiến pháp".
Nếu thay đổi Hiến pháp, ông Putin có thể tại vị đến năm 2036.
|
Cũng trong ngày 10.3, một nghị sĩ khác đề nghị tổ chức bầu cử quốc hội ngay sau khi cải cách hiến pháp được thực hiện.
Kì bầu cử này theo thông lệ sẽ diễn ra vào tháng 9.2021.
Tuy nhiên,
ông Putin lạnh nhạt với ý tưởng trên, vì cảm thấy không cần thiết tổ chức bầu cử nhanh nếu quốc hội không có bất đồng.