“Hiểm họa lớn nhất“: Đông Phi khốn đốn chống dịch châu chấu

02/03/2020 15:00 GMT+7

Khi số lượng châu chấu tăng nhanh, việc thiếu nguồn cung thực phẩm đồng nghĩa với việc các nước Đông Phi phải đương đầu để ngăn chặn "dịch châu chấu" - đe dọa an ninh lương thực hàng triệu người.

Ở miền bắc Kenya, thế hệ châu chấu tiếp theo đã sinh sôi nảy nở.
Nhưng trong lúc nạn dịch này đang lan rộng khắp Đông Phi và vùng Sừng châu Phi, các chính phủ trong khu vực lại rất khốn đốn khi tìm cách chặn đứng cơn lũ châu chấu.
Trong một khu vực nơi có 19 triệu người bên bờ nạn đói, đại diện của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Kenya nói dịch châu chấu là thảm họa làm lu mờ mọi thảm họa khác.
Tiến sĩ Tobias Takavarasha, đại diện FAO tại Kenya cảnh báo: “Đây là một mối đe dọa lớn, mối đe dọa lớn nhất. Dù chúng tôi nói hạn hán là một mối đe dọa, lũ lụt cũng có thể là một mối đe dọa, nếu thử xếp hạng thì tôi nghĩ tất cả đều là mối đe dọa, nhưng tình trạng châu chấu sa mạc lại là một mối đe dọa chưa từng có đối với an ninh lương thực.”

Châu chấu phá hoại mùa màng tại Kenya.

Reuters

Một đàn châu chấu phủ trên diện tích 1 km2 có thể ăn hết lượng thức ăn dành cho 35.000 người trong một ngày.
Tháng 1.2020, FAO cảnh báo nếu không được kiểm soát, đến tháng 6.2020, số lượng châu chấu ở Đông Phi sẽ bùng phát gấp 500 lần.
Khi mới nở, như trong giai đoạn hiện nay, châu chấu non rất yếu nên dễ bị tiêu diệt bởi thuốc phun. Nhưng cũng chính trong lúc này, kể cả ở Kenya, đất nước giàu có và ổn định nhất trong khu vực, thuốc trừ sâu đã cản chỉ sau khoảng một tuần rưỡi khiến người dân phải bất lực nhìn những cánh đồng nuôi sống mình bị nuốt chửng.
Josphat Elukumani, người dân địa phương chia sẻ: “Thật lo ngại vì chúng tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng như thế này, khi chúng đậu lên rau cỏ thế này, chúng ăn hết mọi thứ, kể cả cỏ, nếu còn tiếp tục, chắc chắn chúng sẽ ăn sạch mọi thứ cây cỏ”.
Ở nước láng giềng Uganda, quân đội đã triển khai xịt thuốc thủ công vào sáng sớm trước khi châu chấu bay đến. Somalia, nơi thảm họa bắt đầu vào tháng 12.2019, không thể kiểm soát những "đám mây phá hủy" này.
Ethiopia cần đến 500.000 lít thuốc trừ sâu cho mùa gặt sắp tới và mùa vụ gieo trồng nhưng nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu duy nhất tại đất nước này phải chật vật để sản xuất được 200.000 lít thuốc vì tình trạng thiếu ngoại hối khiến việc mua hóa chất bị trì hoãn.
Tiến sĩ Tobias Takavarasha, đại diện FAO tại Kenya nói: “Thuốc trừ sâu hiện có sẵn, nhưng đòi hỏi có nguồn tài chính để mua thuốc trừ sâu".
FAO cũng cho biết thiệt hại của nạn dịch châu chấu sẽ lên đến 138 triệu USD, nhưng cho đến nay các nhà tài trợ mới cung cấp 52 triệu USD.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.