Khám phá ngôi sao 'nhảy múa' quanh lỗ đen, xác nhận tính đúng đắn của Einstein

19/04/2020 16:35 GMT+7

Các nhà thiên văn học ở Chile đã phát hiện ra một ngôi sao nhảy múa xung quanh lỗ đen trên Dải Ngân hà, giống như nhà bác học Albert Einstein đã dự đoán từ hơn một thế kỷ trước.

Sử dụng một trong những kính viễn vọng lớn nhất thế giới, các nhà thiên văn học ở Chile phát hiện một ngôi sao đang “nhảy múa” ở trung tâm dải ngân hà, gần với lỗ đen. Đường đi của quỹ đạo giúp chứng minh sự đúng đắn của nhà bác học Albert Einstein sau hơn 1 thế kỷ.
Đây là khám phá của Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO). Họ nghĩ rằng ngôi sao có thể đang quay vòng quanh một lỗ đen siêu lớn, được gọi là Sagittarius A* (Sao Nhân mã A) mà theo giả thuyết là một cái giếng trong thời gian và không gian nằm giữa thiên hà.

Phát hiện đã giúp chứng minh thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein là đúng

Keystone-France

Theo thuyết tương đối của Einstein vào năm 1915, ngôi sao “nhảy múa” quay quanh lỗ đen sẽ xoay nhanh một khi đến gần lỗ đen. Đây là phát hiện mới nhất chứng minh cho lý thuyết của Einstein. Và như nhà khoa học Alejandra Jimenez từ Viện Max Planck giải thích, nó cũng là bằng chứng cho thấy lỗ đen khổng lồ Sagittarius A* có tồn tại.
Cô Jimenezs cho biết “Có rất nhiều bằng chứng cho thấy các lỗ đen khổng lồ tồn tại, nhưng để nói rằng chúng tồn tại, chúng ta phải chứng minh hai điều: vật thể này phải khổng lồ nhưng vừa phải gọn gàng, và Lý thuyết tương đối tổng quát được Albert Einstein đặt ra phải mô tả chính xác những gì xảy ra một cách tự nhiên.”

Một ngôi sao bị lỗ đen xé toạc

Reuters

Các nhà khoa học ESO cho biết gần 30 năm đo đạc mới có thể giúp họ lần theo quỹ đạo cách hoa của ngôi sao xung quanh Sagittarius A*. Điều này giúp “ghi điểm” cho Einstein vượt qua nhà khoa học Isaac Newton, người tin rằng ngôi sao sẽ di chuyển theo quỹ đạo hình elip.
Bước tiếp theo của các nhà khoa học là quan sát các ngôi sao gần lỗ đen Sagittarius A* hơn để xem liệu khoảng cách gần như vậy ảnh hưởng ra sao đến quỹ đạo của sao trong vũ trụ.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.