Nhà khoa học nhức đầu vì số lượng chim cánh cụt giảm mạnh tại tại Nam Cực

22/02/2020 15:00 GMT+7

Theo các nhà khoa học đang nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu vực đặc biệt, số lượng chim cánh cụt quai mũ ở một số thuộc địa tại Tây Nam Cực đã giảm 77% so với lần khảo sát cuối cùng trong những năm 1970.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự suy giảm đáng kể số lượng một số loài chim cánh cụt ở Nam Cực.
Chim cánh cụt quai mũ được nhận biết bằng đường viền chỉ màu đen dưới cằm, sống tại Nam Thái Bình Dương và Nam Cực.
Nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học Northeastern và Đại học Stony Brook cho biết số lượng loài chim này ở Tây Nam Cực đã giảm đến 77% so với lần khảo sát cuối vào thập niên 1970.
Đầu năm 2020, các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị giám sát không người lái để đánh giá mức độ thiệt hại. 

Số lượng chim cánh cụt ngày càng giảm mạnh tại Nam Cực.

Reuters

Nhà bảo tồn sinh họcSteve Forest cho biết: “Sự suy giảm mà chúng ta đã thấy thực sự rất nghiêm trọng. Liệu sẽ tiếp tục giảm không? Đó là một câu hỏi khó. Nếu có đủ thức ăn, thì số lượng có ổn định được không? Có rất nhiều chim cánh cụt quai mũ trên thế giới, chúng sẽ không tuyệt chủng ngay lập tức vào những thập niên tới đây. Chúng xuất hiện rất đông ở bên phía đông Biển Weddell. Vì thế, vấn đề chính là những chú chim cánh cụt này có thể đang lên tiếng chúng ta về biến đổi khí hậu, và những hệ quả rõ rệt đối với sự biến đổi đối với phía tây Nam Cực, nơi đang nóng lên nhanh chóng hơn so với những nơi khác; hiện tại đã tăng thêm 5 độ C trong 20 hoặc 30 năm qua.”
Tổ chức Hòa bình Xanh đang kêu gọi Liên Hiệp Quốc cam kết bảo vệ 30% các đại dương trên thế giới trước năm 2030, một mục tiêu được xem là mức tối thiểu cần thiết để ngăn chặn thiệt hại môi trường do hoạt động của con người gây nên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.