Vì sao WHO muốn giám sát lĩnh vực chỉnh sửa gien con người?

18/07/2021 09:00 GMT+7

Khi công nghệ chỉnh sửa mã gien của con người ngày càng tiến bộ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lập ra một ủy ban nhằm giám sát điều được xem là “lĩnh vực khoa học rất năng động”. Gần đây ủy ban này kêu gọi chia sẻ các công cụ chỉnh sửa gien với các quốc gia đang phát triển.

Vậy công nghệ chỉnh sửa gien của thế giới đã đạt đến mức nào và ủy ban này đóng vai trò gì?
Ủy ban chỉnh sửa gien của WHO được thành lập hồi cuối năm 2018 sau khi một nhà khoa học Trung Quốc khẳng định ông đã chỉnh sửa gien của 2 em bé sinh đôi để giúp kháng lại bệnh HIV.
WHO mạnh mẽ phản đối việc chỉnh sửa mã gien của con người, vì tác động có thể kéo dài qua các thế hệ sau.
Robin Lovell Badge, Viện Francis Crick (Anh), là 1 trong 18 thành viên ủy ban.
“Nếu có đầu óc tỉnh táo nào thì vào lúc này đừng nên suy tính làm điều đó, bởi đơn giản là hiện các kỹ thuật không đủ an toàn hoặc đủ hiệu quả và chúng ta vẫn chưa sẵn sàng, nếu xét về tất cả các khía cạnh đạo đức, xã hội”, theo ông Robin Lovell Badge.
Tuy nhiên công nghệ này hứa hẹn sẽ đem lại giải pháp cho các căn bệnh như HIV hoặc bệnh hồng cầu liềm và nâng cao kiến thức y học cơ bản. Ủy ban WHO cảnh báo việc tiếp cận không công bằng trong công nghệ này có thể tiếp tay cho bất bình đẳng toàn cầu.

WHO cảnh báo chưa nên thực hiện công nghệ chỉnh sửa gien vì còn nhiều vấn đề.

Sở hữu trí tuệ trong y học đã trở thành vấn đề gây tranh cãi khi hồi tháng 5.2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất tạm từ bỏ các bằng sáng chế vắc xin để có thể nhanh chóng phân phối vắc xin ngừa Covid-19 đến các quốc gia có thu nhập thấp.
Các công ty dược phẩm và nhiều quốc gia khác cho rằng bước đi này là không hiệu quả và có nguy cơ gây suy yếu các nghiên cứu về công nghệ y tế trong tương lai.
Ủy ban WHO nhận định chỉnh sửa gien chỉ nên được thực hiện khi có đầy đủ chính sách và sự giám sát. Ủy ban cảnh báo về các bệnh viện sử dụng công nghệ này một cách bất chấp tại các quốc gia quản lý lỏng lẻo.
Tuy nhiên cần nhiều thời gian để đề ra quy định cụ thể. WHO cho biết Bộ phận Khoa học sẽ có tối đa 3 năm để bắt đầu xem xét toàn diện các khuyến nghị, trong khi chỉ riêng quá trình xem xét có thể mất đến 18 tháng.

Trung Quốc ngừng công trình chỉnh sửa gien thai nhi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.