WHO vẫn muốn giữ mối giao hảo với Mỹ dù Tổng thống Trump quyết 'ra đi'

03/06/2020 09:21 GMT+7

Hôm 1.6, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ca ngợi nước Mỹ là bên có đóng góp “to lớn” cho sức khỏe toàn cầu và thúc giục hai bên tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp mặc cho động thái rời đi của Tổng thống Donald Trump.

Hôm 1.6, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ca ngợi đóng góp “to lớn” của Mỹ cho y tế toàn cầu và thúc giục hai bên tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp bất chấp quyết định rời khỏi tổ chức của Tổng thống Donald Trump.
Ông nói “Thế giới từ lâu đã được hưởng lợi từ sự tham gia hợp tác mạnh mẽ với chính phủ và người dân Mỹ. Các đóng góp to lớn của chính phủ và người dân Mỹ cho y tế toàn cầu trong nhiều thập niên qua là vô cùng to lớn và nó đã tạo ra sự khác biệt đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. WHO vẫn mong muốn rằng sự hợp tác đó sẽ được tiếp tục.”

Tổng thống Donald Trump đã tạm thời ngừng tài trợ cho WHO với cáo buộc cơ quan này thiên vị Trung Quốc

Reuters

Trước đó, hôm 29.5, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với WHO. Ông cáo buộc cơ quan này đã trở thành con rối của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay do đại dịch Covid-19 gây ra. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh xoay quanh đại dịch Covid-19, vốn bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019.
WHO là tổ chức hiện có 194 thành viên mà Mỹ đã gia nhập từ năm 1948. Vào tháng 5, ông Trump đã tạm dừng tài trợ cho WHO. Ngày 18.5, ông Trump đặt ra cho WHO thời hạn 30 ngày tập trung cải cách lại tổ chức.

Người dân Tây Ban Nha tắm nắng tại bãi biển La Malagueta sau khi nước này nới lỏng lệnh phong tỏa chống Covid-19

Reuters

Bên cạnh đó, với nhiều quốc gia đang nới lỏng tình trạng phong tỏa khi tỷ lệ các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới giảm xuống, cũng trong ngày 1.6, tiến sĩ Michael Ryan, chuyên gia của WHO, nói việc nhiều nước đang nới lỏng phong tỏa, mở cửa kinh tế khi số trường hợp nhiễm Covid-19 mới giảm xuống là điều đáng mừng, nhưng vẫn cần “thận trọng”.
“Có thể bản thân virus không trở nên kém mạnh mẽ hơn, mà có thể là do chúng ta – với tư cách là một cộng đồng và toàn cầu, đã thành công trong việc giảm số lượng các ca nhiễm, cường độ và tần suất tiếp xúc với virus. Virus dường như đã yếu đi, nhưng có thể nó yếu đi vì chúng ta đang làm tốt hơn chứ không phải vì bản thân nó đã suy yếu, tôi hy vọng virus này đang suy yếu, tất cả chúng ta đều hy vọng như vậy nhưng vào lúc này, chúng ta chưa thể khẳng định”, ông phát biểu.
Ngoài ra, chuyên gia về các chương trình khẩn cấp của WHO cũng cảnh báo rằng các điểm nóng hiện tại của dịch Covid-19 là khu vực Trung và Nam Mỹ vẫn chưa đạt đến đỉnh dịch.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.