Viêm phổi - nỗi lo sợ thường ngày của mẹ

03/11/2015 16:41 GMT+7

Viêm phổi là căn bệnh không nên xem thường, thường xuyên tái phát ở trẻ nhỏ. Nếu không phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến tử vong do hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện, chưa sản sinh đủ kháng thể chống lại vi khuẩn gây viêm phổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 20 giây có 1 trẻ tử vong vì viêm phổi 1 , lấy đi 4.300 sinh mạng trẻ em trên toàn thế giới. 1

Viêm phổi là căn bệnh không nên xem thường, thường xuyên tái phát ở trẻ nhỏ. Nếu không phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến tử vong do hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện, chưa sản sinh đủ kháng thể chống lại vi khuẩn gây viêm phổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 20 giây có 1 trẻ tử vong vì viêm phổi1, lấy đi 4.300 sinh mạng trẻ em trên toàn thế giới.1

Bệnh lý nguy hiểm hàng đầu ờ trẻ dưới 5 tuổi
Tại Việt Nam, ước tính hằng năm lại có khoảng 2,9 triệu trẻ dưới 5 tuổi mắc viêm phổi, đứng thứ 9 trên thế giới2.
Hệ miễn dịch của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị ảnh hưởng và tác động từ môi trường bên ngoài; vi khuẩn hoặc virus dễ xâm nhập vào phổi gây viêm các phế quản nhỏ, phế nang và cơ quan xung quanh phế nang. Khi phổi bị tổn thương gây tăng tiết đờm rãi, phù nề niêm mạc phế quản và gây bít tắc đường thở dẫn đến rối loạn thông khí và suy hô hấp. Khi trẻ có triệu chứng của viêm phổi như ho, khó thở, bụng chướng, mệt mỏi v.v. mà không điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng ảnh hưởng sang đến gan, não, thận, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm phổi – nỗi lo sợ thường ngày của mẹTrẻ dưới 5 tuổi dễ nhiễm viêm phổi do phế cầu khuẩn bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện
Bệnh cạnh các bệnh bẩm sinh, viêm phổi cũng được liệt kê trong danh sách các bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi cùng với tiêu chảy, sốt rét, bệnh đa chấn thương và HIV/AIDS3. Viêm phổi thường gia tăng trong thời điểm chuyển mùa hay khi thời tiết thay đổi đột ngột do trẻ dễ bị nhiễm lạnh, ngoài ra, trẻ cũng dễ mắc bệnh hô hấp khi nằm quạt hay điều hòa không đúng cách.
Phế cầu khuẩn, “thủ phạm” chính gây bệnh
Các loại vi khuẩn gây ra viêm phổi thường gặp có thể kể đến như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E coli, hemophilus influenza. Tuy nhiên, theo tổ chức WHO, phế cầu khuẩn là “thủ phạm” nguy hiểm gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi.
Viêm phổi – nỗi lo sợ thường ngày của mẹ 2Phế cầu (Streptococcus pneumoniae), nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ
Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là vi khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Vi khuẩn này được lan truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người. Trong những tác hại do phế cầu khuẩn gây ra, trẻ em là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng hơn, đối mặt với hàng loạt các căn bệnh do phế cầu khuẩn gây nguy hiểm nặng, điển hình như viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.4
Chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ viêm phổi
Để bảo vệ trẻ khỏi viêm phổi cũng như một số bệnh khác liên quan đến phế cầu khuẩn, các phụ huynh cần chú ý tăng cường sự bảo vệ cho trẻ, cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, tạo môi trường sống lành mạnh, thông thoáng không khí, rửa tay bằng xà phòng và chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ giúp đề kháng bệnh tốt hơn. Đặc biệt, tiêm vắc-xin phòng chống phế cầu cho trẻ từ sớm cũng là một trong những biện pháp đề phòng bệnh do phế cầu gây ra cho trẻ được WHO khuyến nghị, nhằm tăng cường bảo vệ trẻ trước nguy cơ bệnh.
Cách phát hiện bệnh
Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ: trẻ sốt hay xuất hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở. Trẻ có nhịp thở nhanh, trên 40-50 lần/phút, khi thở lồng ngực co rút và lõm, mũi phập phồng… cần đưa đến bệnh viện ngay, tránh đợi khi trẻ có biểu hiện sốt quá cao, tím tái, suy hô hấp thì đã rất nặng.
Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn tiêm ngừa bảo vệ trẻ từ sớm và truy cập website: www.tiemngua.com để biết thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.
Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được thực hiện bởi Hội Y học Dự phòng và VPĐD GSK Pte Ltd tại TP Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo:
1 Black R et al. Global, regional, and national causes of child mortality in 2008: a systematic analysis. Lancet. 2010; 375:1969-87.
2 Epidemiology and etiology of childhood pneumonia. Bulletin of the World Health Organization 2008;86:408–416.
3 Li Liu et al. Global, regional, and national causes of child mortality in 2000–13, with projections to inform post-2015 priorities: an updated systematic analysis, Lancet 2015; 385: 430–40
4 WHO Position paper – Wkly Epidemiol Rec 2012;87(14):129-144
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.