Viễn cảnh không gian năm 2017

03/01/2017 19:02 GMT+7

2017 sẽ chào đón những thành tựu mới trong lĩnh vực chinh phục không gian, hứa hẹn không thiếu tình tiết gây hồi hộp và thu hút sự quan tâm của giới thiên văn và khoa học gia.

Rốc két uy lực nhất
Hệ thống phóng không gian (SLS) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hiện là tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới, loại rốc két cần phải có trong các chuyến hành trình tương lai đến sao Hỏa. Về lý thuyết, nó đã sẵn sàng trên bệ phóng, chuẩn bị giai đoạn thử nghiệm quan trọng trong năm 2017 trước khi chính thức khai hỏa mang theo phi thuyền Orion cho sứ mệnh không người lái vào năm 2018, theo Space.com.

tin liên quan

2017 hứa hẹn phát hiện sự sống ngoài trái đất
Tàu du hành Cassini, hiện xoay quanh các mặt trăng của sao Thổ, sẽ chấm dứt sứ mệnh của nó vào tháng 9 năm nay, và hiện là một trong những công cụ có thể biến giấc mơ của con người thành hiện thực.
Bước kế tiếp của OSIRIS REx
Sau hàng tỉ năm hứng đòn tấn công liên tục từ thiên thạch vũ trụ, NASA muốn lấy về một mẩu tiểu hành tinh, nên họ đã phóng tàu OSIRIS Rex săn Bennu và phi thuyền sẽ không quay về cho đến năm 2023. Năm 2017 sẽ đánh dấu thời điểm con tàu bay sượt ngang địa cầu để lấy đà văng của trọng lực để tăng tốc tiếp cận tiểu hành tinh Bennu.
Đếm ngược từ biên giới cuối cùng
Trong các sứ mệnh không gian, du hành kiểu hải tặc thời xưa, bằng cách tính toán vị trí sao đêm, tất nhiên không đảm bảo độ chính xác, còn GPS không hoạt động khi chúng ta vượt qua ranh giới của các vệ tinh. Thế là vào đầu năm nay, Đồng hồ nguyên tử không gian sẽ được phóng lên không gian, hứa hẹn tạo nên một cuộc cách mạng hóa hoạt động du hành trong vũ trụ, cho phép cải thiện độ chính xác và rút ngắn thời gian tính toán cho các chuyên gia trái đất.
Viễn cảnh không gian năm 2017 1
Cassini với nhiệm vụ cuối cùng Ảnh: NASA/JPL
Bên ngoài các vòng sao Thổ
Không có gì khuấy động tâm hồn của những người mê vũ trụ bằng các tin tức về những biên giới chưa từng được khám phá, hoặc các vụ đâm tàu vào bề mặt hành tinh. Sứ mệnh Cassini của NASA sẽ đáp ứng cả hai nhu cầu đó. Phi thuyền đã thám hiểm sao Thổ trong 13 năm, và hiện đeo bám mặt trăng Enceladus. Vào tháng 11.2016, Cassini tiến vào giai đoạn cuối cùng của chu kỳ sống: quan sát và thu thập vật liệu từ các vòng của hành tinh này. Đến tháng 4.2017, Cassini sẽ rút ngắn khoảng cách với bề mặt sao Thổ, đến tận khu vực chưa phi thuyền nào từng tiếp cận trước đó. Từ đây, con tàu sẽ áp sát hành tinh cho đến khi lao đầu vào bề mặt sao Thổ.
Juno áp sát sao Mộc
Cassini không phải là tàu du hành duy nhất đang xoay quanh một hành tinh khổng lồ khí. Tàu Juno của NASA cũng mang theo trọng trách nghiên cứu hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời và khám phá những bí mật có thể tiết lộ cội nguồn của tất cả chúng ta. Trong năm 2017, Juno cũng lao vào khí quyển sao Mộc, với hy vọng có thể giải mã bí ẩn về từ trường dữ dội của hành tinh này, cũng như lõi của nó và đo lường khối lượng nước bên trong khí quyển dày đặc.

tin liên quan

Thiên tài biến mất vì can thiệp gien?
Những tiến bộ trong kỹ thuật gien di truyền một ngày nào đó hứa hẹn loại trừ những căn bệnh như trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt, nhưng đồng thời cũng có thể xóa sổ thiên tài.
“Thợ săn” hành tinh TESS
Vệ tinh nghiên cứu hành tinh ngoài trái đất TESS của NASA sẽ rời bệ phóng vào tháng 12.2017, thay thế nhiệm vụ của kính viễn vọng Kepler trong nỗ lực săn lùng hành tinh, nhưng có năng lực quét diện tích bầu trời gấp 400 lần so với tàu bay cũ. Theo tờ The Los Angeles Times, TESS sẽ tìm kiếm những hành tinh gần và đang xoay quanh các sao sáng, cho phép các viễn vọng kính trong tương lai như James Webb nghiên cứu khí quyển của đối tượng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.