Việt Nam nên chú trọng phát triển dịch vụ vũ trụ

16/03/2012 10:53 GMT+7

Cùng tham dự phái đoàn kinh tế Bỉ do Thái tử Philippe cùng Công nương Mathilde dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam (VN) lần này (11-16.3), có du hành gia nổi tiếng người Bỉ Frank de Winne.

Cùng tham dự phái đoàn kinh tế Bỉ do Thái tử Philippe cùng Công nương Mathilde dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam (VN) lần này (11-16.3), có du hành gia nổi tiếng người Bỉ Frank de Winne.

 
Thái tử Philipp

Sự xuất hiện của ông được coi là sự khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác về vũ trụ của phía Bỉ với VN.

Việc đầu tư vào không gian liệu có cần thiết hay sớm quá, hoặc có đáng đầu tư đối với một nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế như VN hiện nay?

- Tôi nghĩ đầu tư vào vũ trụ luôn đem lại nhiều lợi ích, như giúp kinh tế tăng trưởng hơn, tạo ra nhiều công ăn việc làm, đem lại các tiện ích trong nhiều lĩnh vực. Vì thế, tôi cho rằng việc đầu tư vào vũ trụ sẽ giúp VN giải quyết những khó khăn đang phải đối mặt như thay đổi khí hậu, kiểm soát nguồn nước, đất, tài nguyên... và đưa kinh tế phát triển trong tương lai. Dù khó khăn kinh tế, song các nước vẫn cần đầu tư vào lĩnh vực này. Đơn cử như Châu u, hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ, vẫn mạnh tay chi tiền vào đầu tư khoa học vũ trụ bởi những lợi ích mà nó đem lại rất lớn.

Vậy VN có nên mở rộng quy mô phát triển khoa học vũ trụ?

- Với dân số đông và cường độ phát triển nhanh như hiện nay của VN, tôi tin rằng VN có thể tự phát triển các năng lực về vũ trụ. Song sẽ rất khó khăn nếu VN muốn tự chế tạo và sản xuất vệ tinh một mình hay tự xây dựng một hệ thống vũ trụ. Nhưng tôi nghĩ ngày nay, điều đó là không cần thiết bởi thị trường của ngành vũ trụ rất nhỏ nhưng thị trường dành cho các dịch vụ vũ trụ lại rất lớn.

Bỉ là một nước nhỏ hơn VN rất nhiều, do đó chúng tôi tập trung vào xây dựng các công cụ thay vì xây dựng cả một hệ thống vệ tinh, ví dụ như camera chụp hình ảnh từ không gian hoặc công cụ liên lạc từ không gian với trái đất.

Theo tôi, VN cũng nên làm từ những việc nhỏ trước rồi dần dà sẽ xây dựng được những hệ thống lớn hơn. Đó có thể là bước hợp tác tiếp theo giữa VN và Bỉ, từ việc bay lên không trung cho đến xây dựng vệ tinh.

Tôi đánh giá cao việc VN đang chế tạo và sản xuất vệ tinh nhỏ. Đây là khoản đầu tư đúng đắn bởi vệ tinh nhỏ sẽ giúp VN quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên rừng, đất, nước, đồng thời đưa ra các dự báo đúng đắn về khí hậu để VN có phương thức đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu một cách hữu hiệu hơn.

Vậy mất bao lâu để ngành khoa học vũ trụ cũng như nhân lực VN có thể theo kịp tốc độ phát triển của thế giới?

- Theo tôi, ngành khoa học vũ trụ VN và nguồn nhân lực của ngành có thể đuổi kịp các tiến bộ khoa học vũ trụ một cách nhanh chóng thông qua giáo dục. Cụ thể, sinh viên VN có thể tiếp cận các tiến bộ khoa học vũ trụ hiện nay bằng việc được học tập tại các trường đại học tiên tiến nhờ có sự hợp tác đúng đắn của Chính phủ.

Hiện Bỉ đang giúp VN xây dựng một đội ngũ những người trẻ tuổi có kiến thức tốt về khoa học vũ trụ, hay nói cụ thể hơn là xây dựng một chương trình giáo dục hiệu quả. Có rất nhiều sinh viên VN sang Bỉ học tập và thu thập các kiến thức tiên tiến về khoa học vũ trụ nhằm đem về áp dụng tại VN. Theo tôi, không chỉ VN mà nhiều nước nên đầu tư vào đào tạo về khoa học vũ trụ, đặc biệt nhắm tới đối tượng người trẻ bởi họ là người quyết định tương lai của đất nước.

Frank de Winne sinh ngày 25.4.1961 tại Bỉ. Ông từng lấy bằng thạc sĩ về kỹ thuật vũ trụ tại Học viện Quân sự Hoàng gia và phục vụ trong không quân Bỉ trước khi trở thành phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ Châu u (ESA) vào năm 1998. Frank de Winne đã có hai chuyến bay ra ngoài không gian.

Theo Lao Động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.