Vụ đứt dây điện gây chết người: Ngành điện không thể né trách nhiệm

15/04/2009 23:43 GMT+7

Chiều qua 15.4, Công ty điện lực TP.HCM đã có văn bản chính thức báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ TP.HCM về sự cố đứt dây điện trên đường u Cơ (phường Tân Thành, quận Tân Phú) gây chết người vào sáng 13.4. Mời nghe đọc bài

Bảo lưu nguyên nhân "do sét đánh"!

Theo ông Trần Khiêm Tuấn - Phó giám đốc Công ty điện lực TP.HCM, lúc 5 giờ 49 ngày 13.4, trong lúc trời mưa giông đã xảy ra sự cố trên tuyến dây trung thế 15kv u Cơ 2 trên đường u Cơ (thuộc quản lý của Điện lực Tân Phú, được cấp nguồn từ trạm 110kv Bà Quẹo).

Lúc đó, nhân viên trực tại trạm Bà Quẹo ghi nhận rơ-le bảo vệ cắt nhanh tác động đưa tín hiệu máy cắt 887 tuyến u Cơ 2 với dòng điện sự cố là 7.600A. Công nhân trực vận hành Điện lực Tân Phú liền tiến hành kiểm tra sự cố toàn tuyến dây theo quy định, nhưng không tìm ra nguyên nhân và bất thường trên dây.

Lúc 8 giờ 34, Điện lực Tân Phú xin tái lập điện tại đường dây u Cơ 2. Sau đó, Điện lực Tân Phú nhận được thông tin từ Trung tâm điều độ thông tin (Công ty điện lực TP.HCM) báo trị số dòng điện 3 pha đường dây u Cơ 2 sau khi đóng điện được ghi nhận là 160A - 160A - 0A. Nhận thấy có 1 pha dòng điện bằng 0A, trung tâm yêu cầu cắt điện đường dây u Cơ 2. Lúc 8 giờ 37, đường dây u Cơ 2 được cắt điện, dòng tải ghi nhận tại thời điểm cắt là 180A - 180A - 0A.

Ông Tuấn vẫn bảo lưu kết luận trước đó của Điện lực Tân Phú rằng nguyên nhân đứt dây điện là do sét đánh lan truyền. Cụ thể, tại hiện trường, dây dẫn của tuyến dây trung thế u Cơ 2 là dây bọc cách điện 24kv có tiết diện 240 mm2. Vị trí đứt dây ở gần sứ đỡ dây. Ông Tuấn nhận định đây là dạng sự cố phóng điện do sét đánh lan truyền trên đường dây gây quá điện áp dẫn đến ngắt mạch.

Tại thời điểm này (5 giờ 49), rơ-le bảo vệ chống chạm đất tại trạm Bà Quẹo đã tác động và đưa tín hiệu cắt máy cắt 887 tuyến u Cơ 2. Dòng ngắn mạch ghi nhận lúc có sự cố là 7.600A đã phá hỏng cách điện và một phần lõi nhôm, nhưng vỏ bọc cách điện chưa bị phá hủy nên dây dẫn vẫn chưa bị đứt và khó phát hiện bằng mắt thường.

Do đó, sau khi phát điện trở lại, tại vị trí suy yếu do sự cố sét ban đầu đã sinh hồ quang, phát tiếng nổ và dây dẫn đứt rơi xuống nền xi măng.

Ông Tuấn cho rằng việc dây dẫn đứt, rơi xuống đường nhưng rơ-le không tác động là do dây bị rơi trên nền xi măng cao so với mặt đường có điện trở suất cao nên tổng trở đất tại vị trí sự cố lớn, dẫn đến dòng chạm đất bé. Khi dây đứt rơi xuống, phía đầu dây bị cháy gây chảy lõi nhôm khiến phần lõi dẫn điện lõm vào bên trong và bị che bởi vỏ bọc cách điện 24kv, phần lõi nhôm dẫn điện không chạm đất trực tiếp nên không có dòng điện.

"Né" chất lượng của  rơ-le

Ông Tuấn cho biết sau sự cố, Công ty điện lực TP.HCM đã tổ chức phổ biến rút kinh nghiệm trong toàn công ty. Đồng thời, tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy trình xử lý sự cố tại Điện lực Tân Phú và Trung tâm điều độ thông tin. Công ty cũng chỉ đạo tất cả các Điện lực khu vực tăng cường công tác kiểm tra lưới điện trên địa bàn quản lý, để ngăn ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão. Ông Tuấn khẳng định tiếp tục cùng các cơ quan chức năng điều tra xác định nguyên nhân sự cố và đề ra giải pháp khắc phục.

Theo ghi nhận của chúng tôi, báo cáo của Công ty điện lực TP còn nhiều điểm chưa phân định rõ trách nhiệm của ngành điện trong vụ tai nạn gây chết người này. Công ty điện lực TP.HCM cho rằng lúc 8 giờ 34 tái lập điện tại đường dây u Cơ 2 và khi phát hiện sự cố đã lập tức cho cắt điện sau đó 3 phút (8 giờ 37). Tuy nhiên, những người dân có mặt tại hiện trường khẳng định hơn 15 phút sau khi xảy ra sự cố thì dòng điện mới được ngắt. Trong thời gian đó, đầu tiên nạn nhân bị té và bị điện giật, điện vẫn không được ngắt, sau đó khi xe buýt chạy qua, nước tạt lên, lửa trong dây điện tiếp tục bốc cháy một lúc khiến nạn nhân cháy đen.

Một vấn đề nghiêm trọng khác là rơ-le đã không tự động ngắt điện khi xảy ra sự cố. Cứ cho rằng, ngành điện giải thích dây điện rơi xuống, lõi nhôm không chạm đất trực tiếp thì rơ-le không hoạt động. Nhưng theo một chuyên gia ngành điện lâu năm, chức năng của rơ-le là bảo vệ, có sự cố (như đứt dây) là rơ-le phải nhảy ngay (tức ngắt điện), thậm chí có loại rơ-le "có điện áp mà không có dòng", rơ-le vẫn nhảy, không cần dây chạm đất.

Bởi trong thực tế, dây điện bị đứt trên địa bàn TP.HCM không phải là hiếm (xe container vướng, kéo đứt dây điện; cây đổ ngã trong mùa mưa làm đứt dây điện; cần cẩu công trình cao tầng ngã đè đứt dây điện...). Trong các trường hợp như vậy, rơ-le vẫn nhảy ngay tức thì. Nếu rơ-le mà không nhảy như vụ đứt dây điện ơ ãđường u Cơ, thì thảm họa cho người dân thành phố sẽ kinh hoàng như thế nào khi lưu thông trên đường. Theo một nhân viên ngành điện, một rơ-le bảo vệ tốt sẽ tác động tức thời (đơn vị thời gian tính bằng mili giây) nếu có sự cố làm mất điện 1 pha hay ngắt mạch 3 pha.

Như vậy, dù với lý giải thế nào về mặt kỹ thuật, ngành điện vẫn phải chịu trách nhiệm về việc rơ-le hoạt động không hiệu quả gây chết người. Phải chăng rơ-le này đã cũ hoặc kém chất lượng?

Phương Thanh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.