Xe đạp song đôi

22/04/2016 19:31 GMT+7

Vừa trở về từ giải đua xe đạp vòng quanh bờ hồ Hà Nội, 2 vợ chồng anh Lê Minh Xuân đang tập dượt cho giải thi đấu ở Bình Dương. Với họ, cứ còn sức là còn đạp xe bởi đạp để khỏe mỗi ngày, rảnh rỗi thì thi đấu để biết mình vẫn “còn ngon” như tụi trẻ.

Vừa trở về từ giải đua xe đạp vòng quanh bờ hồ Hà Nội, 2 vợ chồng anh Lê Minh Xuân đang tập dượt cho giải thi đấu ở Bình Dương. Với họ, cứ còn sức là còn đạp xe bởi đạp để khỏe mỗi ngày, rảnh rỗi thì thi đấu để biết mình vẫn “còn ngon” như tụi trẻ.

Cả đại gia đình nhà anh Lê Minh Xuân và chị Phạm Thị Cẩm Dung đều là fan trung thành của xe đạp, anh trai của anh Xuân là vận động viên đua xe nổi tiếng cả nước. Có thể nói, anh em, con cháu, dâu rể trong nhà đều đam mê môn thể thao này. “Có lẽ xe đạp là môn thể thao dễ tính thứ 2 sau chạy bộ. Nếu không phải vận động viên chuyên nghiệp, không phải là dân chuyên “đá” xe thích khoe xe đẹp, xe sang, thay xe như phụ nữ thay nữ trang phụ kiện thì chỉ cần một chiếc xe đạp bình thường là có thể tập được ở bất cứ nơi đâu. Cũng vì vậy mà giờ nhà có cháu nhỏ chúng tôi cũng tập cho biết cách chạy xe loanh quanh trong xóm, vừa thư giãn vừa tập khỏe người. Hồi xưa vợ tôi không biết đi xe, sau vì những bệnh mãn tính như đau lưng, cao mỡ máu, tôi dạy cho chạy xe đạp mà giờ có thể tham gia thi đấu cùng chồng được rồi” - anh Xuân chia sẻ.
Xe đạp song đôi 1
Nói là thi đấu nghiệp dư nhưng anh Xuân cũng giành được khá nhiều giải thưởng, như giải nhất mở màn cuộc thi ADC 2012 tại Bình Dương, giải nhì cuộc thi xe đạp 2.9, giải ba lứa tuổi 50 ở Phước Long, giải nhất đồng đội tại cuộc thi vòng quanh bờ hồ ở Hà Nội 2015... Sắp tới, anh cùng nhóm của mình chuẩn bị giải 30.4 nên tập luyện khá căng thẳng. “Tốc độ chúng tôi tập mỗi ngày từ 41- 50 km/giờ để duy trì thể lực cũng như quen với tốc độ cao, cơ thể thích nghi với cường độ này khi thi đấu dễ đánh nước rút, về đích dễ dàng hơn. Do chưa có thi đấu đôi nam nữ, 2 vợ chồng sẽ thi riêng, nên chế độ tập luyện riêng. Dù vậy, chúng tôi có 3 ngày trong tuần để đạp xe cùng nhau, từ đại lộ Nguyễn Văn Linh đi Bến Lức rồi đạp xe về”.
Xe đạp song đôi 2
Từ 6 giờ sáng, trên các đường đại lộ Đông Tây hoặc Nguyễn Văn Linh sẽ có nhóm Saigon Velo của anh Xuân và chị Dung đi tập luyện, đều đặn mỗi ngày 2 tiếng, nhưng khi cần phải tham gia các giải đấu thì thời gian có thể tăng lên, chế độ tập cũng khác.

Độc đáo xe đạp tre

Những ngày còn là sinh viên kỹ sư cơ khí ô tô, anh Phạm Minh Trí đã ấn tượng với tre. 

Anh Xuân kể: “Khi thi đấu thì chúng tôi phải tập các chiến thuật đồng đội thật tốt. Bài tập thường là một người đạp với tốc độ thật nhanh kéo đầu đoàn đua, rồi đồng đội lập tức chạy lên nhập thành đoàn, sau đó đạp chậm lại, rồi tăng tốc, rồi dừng đột ngột co kéo như cuộc thi thật... cứ lần lượt người này kéo lên thì đến lượt người khác. Sau đó còn có bài tập chạy nước rút để cả đội dẫu không giành được giải nhất thì vẫn có giải nhất đồng đội khi tính tổng điểm. Khác với các môn thể thao khác, giải thưởng danh giá nhất của đua xe đạp chính là giải đồng đội. Cũng vì thế, sự ăn ý, tinh thần nhường nhịn, chịu hy sinh vì kết quả tập thể rất cao. Nhờ vậy, cả đội chúng tôi ngoài các cuộc thi còn là bạn thân thiết ở ngoài đời, hiểu nhau, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Cũng vì cái tình ấy mà chúng tôi mê xe đạp lâu bền như vậy”.
Xe đạp song đôi 3
Dù đã bước vào nhóm U.50 nhưng nhìn bên ngoài ít người biết số tuổi thật của những người mê xe đạp này. Chị Dung vừa cười vừa giải thích: “Có lẽ chúng tôi trẻ lâu nhờ thường xuyên đạp xe đạp. Ngoài các chuyến đi tập từ 50 - 80 km mỗi ngày, chúng tôi có 2 chuyến đi dài ngày kết hợp từ thiện cùng với các đồng đội trong nhóm Saigon Velo. Như đợt trước chúng tôi đạp xe từ Sài Gòn đi Sa Đéc để tặng quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn ở đó, và đi từ Sài Gòn tới Trà Vinh. Khởi hành từ 5 giờ 30 sáng đến khoảng 10 giờ 30 là tới địa điểm tập kết, nghe thì có vẻ xa xôi nhưng thực ra sau 2 lần nghỉ ngắn để uống nước là tới. Hơn nữa, trên đường đi vừa có các đồng đội, cùng vợ đi cùng, lúc hứng chí có thể chạy đua, còn không thì cứ đạp theo tốc độ trung bình 30 km/giờ để giữ sức bền”.

Vòng vòng Sài Gòn với chiếc fixed gear

Không giới hạn tuổi tác, từ 5 tuổi cho đến 80 tuổi, miễn còn có thể cầm ghi đông, chân chạm tới pedan, đủ sức đạp vòng quay là họ có thể cưỡi trên những 'con ngựa' fixie đi khắp nơi, thử cảm giác thở hồng hộc, đạp hết sức, cười hết mình, lồng ngực căng phồng đón gió trên những chiếc xe đạp đủ sắc màu.

Cùng với phong trào “ăn xanh”, ăn thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe, thì phong trào chơi xe đạp cũng phát triển mạnh. Anh Xuân tâm sự: “Có lẽ, sau những trò chơi mạo hiểm, người ta dần tìm đến những môn thể thao nhẹ nhàng, ít tốn kém, tốt cho sức khỏe, cũng như vợ chồng tôi dẫu gia nhập nhóm U.50 vẫn kiên trì đạp xe, tập luyện mỗi ngày để vòng xe xanh được lan rộng ra xa, được lợi nhà, cũng ích nước thì sao mình không áp dụng”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.