6 thói quen của người lái dễ làm hại xe tay ga

25/01/2018 14:23 GMT+7

Những thói quen tưởng chừng vô hại của người lái trong những thao tác đề máy khởi động, không bảo dưỡng định kỳ hay rồ ga, phanh gấp... rất dễ làm xe tay ga gặp hư hỏng, xuống cấp trong quá trình sử dụng.

Xu hướng chuyển dịch từ các loại xe số phổ thông sang xe tay ga của người tiêu dùng VN ngày càng nhanh. So với các mẫu mã khác, xe tay ga sở hữu kiểu dáng thiết kế thời trang, hiện đại lại được trang bị nhiều tiện ích... nên ngày càng được ưa chuộng.
Người Việt đang có xu hướng chuyển dịch từ xe số phổ thông sang xe tay ga
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kỹ thuật của Honda, cấu tạo một số bộ phận trên xe tay ga khác với xe số thông thường, nên trong quá trình sử dụng, một số thói quen của người lái theo thời gian rất dễ làm hư hại, giảm tuổi thọ các bộ phận trên xe tay ga.
Bật khóa, đề máy khi đèn phun xăng FI chưa tắt
Đề máy khởi động xe ngay sau khi vừa bật khóa là thói quen thường gặp ở những người từng đi xe máy số khi mới chuyển sang sử dụng xe tay ga.
Không nên, đề máy khi đèn phun xăng FI trên bảng đồng hồ trung tâm chưa tắt
Tuy nhiên, khác với các mẫu xe máy số, hầu hết xe tay ga hiện nay đều trang bị động cơ tích hợp hệ thống phun xăng điện tử FI. Thông thường, ngay sau khi bật khoá, đèn báo FI mang biểu tượng động cơ trên bảng đồng hồ trung tâm sẽ bật sáng trong khoảng 2 - 3 giây, để xe có thời gian kích hoạt, kiểm tra các cảm biến cũng như nạp nhiên liệu vào vòi bơm để sẵn sàng khởi động. Nếu người lái bật khóa, đề máy khi đèn FI chưa tắt, về lâu về dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống bơm nhiên liệu trên xe. Chính vì vậy, sau khi bật khóa điện, hãy chú ý chờ đèn tín hiệu FI tắt rồi bấm nút khởi động động cơ.

tin liên quan

Có nên sử dụng phụ gia súc rửa động cơ ô tô, xe máy?
Xăng dầu, nhớt không đảm bảo là nguyên nhân hàng đầu khiến động cơ ô tô, xe máy không còn đẹp như mới “đập hộp” ảnh hưởng khả năng vận hành và mức tiêu hao nhiên liệu nên việc súc rửa động cơ định kỳ khá cần thiết.
Xe vừa “nổ máy” đã vận hành ngay
Vội vàng vào ga cho xe vận hành ngay sau khi vừa nổ máy là thói quen của nhiều người dùng xe máy cũng như các loại xe tay ga. Thao tác này theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến động cơ, làm giảm độ êm ái và thường để lại những tiếng kêu kèm theo hiện tượng giật cục khi xe vận hành. Nguyên nhân do động cơ vận hành trong tình trạng máy còn lạnh, nhiệt độ thấp làm giảm khả năng bôi trơn của dầu nhớt.
Sau khi đề máy, khởi động động cơ nên khoảng 2 phút trước khi vận hành
Thông thường động cơ trên xe tay ga thường có vòng tua máy cao hơn xe số. Vì vậy, mỗi buổi sáng sau khi đề máy, khởi động động cơ nên để xe ở chế độ Garanti (nổ máy không tải) khoảng 1 phút trước khi vận hành. Bên cạnh đó, lái xe nên vặn nhẹ ga, khi cảm thấy động cơ mượt mà, tiếng máy đều tức là xe đã sẵn sang vận hành.
Rồ ga, rà thắng gấp như... đi xe số
Hạn chế tối đa việc rồ ga, thắng gấp khi đi xe tay ga
Thói quen rồ ga tăng tốc hay những tình huống thắng gấp khi đi xe số, nếu vẫn lặp lại thường xuyên khi sử dụng xe tay ga, sẽ nhanh làm giảm tuổi cụm côn ly hợp, dây curoa truyền động và tăng khả năng tiêu hao nhiên liệu của xe. Vì vậy, khi dùng xe tay ra, người lái nên chú ý giữ tốc độ, đi đều ga hạn chế những tình thắng thắng gấp. Bên cạnh đó, không nên vừa vặn ga, vừa rà thắng trong các tình huống kẹt xe hay dừng đèn đỏ, bởi điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của hệ thống phanh và khiến động cơ xe dễ giật cục.
Lạm dụng phanh trước
Thay vì phối hợp giữa hai phanh trước và sau, không ít người khi dùng xe tay ga thường lạm dụng phanh trước khi cần giảm tốc độ hay gặp tình huống bất ngờ. Hiện nay, hầu hết xe tay ga đều sử dụng phanh đĩa trê bánh trước. Việc liên tục rà phanh trước sẽ làm má phanh, đĩa phanh nhanh bị nóng dẫn đến giảm hiệu quả phanh và nhanh bị mòn.
Với xe tay ga, người lái nên chú ý phối hợp giữa hai phanh trước, sau để đảm bảo an toàn
Ngoài ra, việc lạm dụng phanh trước trong các tình huống bất ngờ hay đang di chuyển với tốc độ cao rất dễ làm xe bị trượt, do đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn. Vì vậy, với xe tay ga người lái nên chú ý phối hợp giữa hai phanh trước, sau để đảm bảo an toàn.
Không ngại để xe lội nước
Khác với xe số, hệ thống động cơ, bầu lọc gió trên xe tay ga đặt khá thấp, cụm truyền động có nhiều lỗ thoát khí nên rất dễ bị nước xâm nhập khi đi qua các khu vực ngập nước. Tuy nhiên, nhiều người lại không ngại cho xe lội nước. Xe ngập nước sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống động cơ. Ngoài ra, nếu không được chăm sóc bảo dưỡng kịp thời sẽ làm các chi tiết bên trong bị hoen rỉ.
Không chú ý bảo dưỡng định kỳ
Tương tự xe máy số, mỗi bộ phận trên xe tay ga đều cần được bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, có một thực tế, rất nhiều người dùng xe tay ga hiện nay lại không mấy quan tâm đến việc vệ sinh kim phun, phao xăng hay ngay cả việc thay dầu nhớt, dầu láp, nước làm mát hay vệ dây curoa dẫn động... theo khuyến cáo của nhà sản xuất sau một thời gian sử dụng xe. Trong khi đó, chính việc được chăm sóc bảo dưỡng định kỳ lại chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền bỉ, vận hành êm ái, ổn định của xe.
Nên chú ý bảo dưỡng định kỳ để hạn chế những hư hỏng trên xe tay ga
Ngoài một số bộ phận cần được vệ sinh định kỳ như két nước làm mát, kim phun, phao xăng... hầu hết các chi tiết như dầu nhớt, lọc gió, bugi đánh lửa... đều có tuổi thọ nhất định sau một thời gian sử dụng. Theo các kỹ thuật viên Honda, thông thường dầu nhớt trên xe tay ga nên thay thế sau khi xe vận hành khoảng 1.000 - 1.500 km, sau 3 lần thay nhớt máy thì thay dầu láp. Sau khoảng 10.000 km nên vệ sinh kim phun, thay lọc gió, dây cu ra và nước làm mát.
Để hạn chế những hư hỏng, giúp xe tay ga hoạt động ổn định người dùng nên chú ý đến lịch bảo dưỡng định kỳ, hạn chế những hư hỏng mang tính hệ thống làm mất nhiều thời gian cũng như chi phí sửa chữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.