Ngành công nghiệp xe hơi và cuộc khủng hoảng niềm tin

28/09/2015 05:08 GMT+7

Khi người tiêu dùng bỏ tiền ra mua một chiếc xe hơi, họ không chỉ mua thiết kế, sức mạnh, tiện nghi mà còn mua cả niềm tin vào thương hiệu đó nhưng một số nhà sản xuất dường như lại không chú ý đến điều này.

Khi người tiêu dùng bỏ tiền ra mua một chiếc xe hơi, họ không chỉ mua thiết kế, sức mạnh, tiện nghi mà còn mua cả niềm tin vào thương hiệu đó nhưng một số nhà sản xuất dường như lại không chú ý đến điều này.

Đối với bất kỳ nhà sản xuất, kinh doanh nào, uy tín quý hơn vàng, nó là thước đo giá trị thương hiệu, là yếu tố quyết định doanh số bán hàng và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thật không dễ gì gầy dựng được niềm tin nơi khách hàng, nó đòi hỏi cả một quá trình dài với lối kinh doanh tận tụy, trung thực và nhiệt huyết. Thế nhưng, toàn bộ “công trình” uy tín kể trên cũng có thể sớm thành “bọt bèo” mà tan biến nếu có một “viên gạch” bị ăn bớt trong quá trình xây dựng. Việc này vẫn được người xưa ví von bằng câu nói “Kiếm củi 3 năm, đốt 1 giờ”.
Trong ngành công nghiệp xe hơi thế giới, không ít lần người ta chứng kiến nhiều hãng xe điêu đứng vì những gian lận của mình. Phổ biến nhất phải kể đến những mánh khóe trong việc thiết kế xe đua nhằm giành lợi thế kế đến là những gian dối trong lượng nhiên liệu tiêu thụ và khí thải trên những mẫu xe thương mại.
Việc gian lận khí thải, mức tiêu hao nhiên liệu trong ngành xe hơi không phải hiếm
Cách đây đúng tròn 20 năm, thương hiệu Cadillac từng bị phạt 11 triệu USD và 470.000 xe bị triệu hồi do gian lận khí thải động cơ. Gần đây nhất là hai thương hiệu Hàn Quốc Hyundai và Kia bị phạt số tiền lên tới 300 triệu USD và mất khoảng 400 triệu USD tiền bồi thường tại Mỹ vì đã bán 1,2 triệu xe có mức khí thải cao hơn công bố với Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA đồng thời khai khống mức tiêu thụ nhiêu liệu tiết kiệm hơn từ 0,43 đến 2,56 lít/100 km. EPA ước tính Hyundai-Kia đã khiến nước Mỹ gánh thêm 4,75 triệu tấn khí thải nếu so với số liệu cung cấp cho cơ quan này. Ngoài ra, Ford cũng là thương hiệu dính vào bê bối khai không mức tiêu hao nhiên liệu trên hơn 200.000 xe bán ra.
Những ví dụ kể trên đều là các điển hình trong cuộc khủng hoảng niềm tin giữa khách hàng với các hãng xe nhưng nó chưa là gì nếu so với những bê bối trong năm 2014 và 2015 liên quan đến ngành công nghiệp này. Đầu tiên hẳn phải kể đến khủng hoảng triệu hồi của General Motors (GM) vì lỗi công tắc đánh lửa khiến cả chục triệu xe bị ảnh hưởng. Tập đoàn xe Mỹ đã có một năm điêu đứng vì bị cáo buộc tội lừa đảo và cố tình che giấu người dùng cũng như cơ quan chức năng về lỗi kể trên trong cả thập kỷ khiến hàng trăm người tử vong.
Cái giá phải trả cho sự gian dối là niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng sụp đổ
Và đến thời điểm này, ngành công nghiệp xe hơi thế giới đang sôi sục với scandal gian lận khí thải trên các dòng xe sử dụng động cơ diesel của Volkswagen tại Mỹ, châu Âu. Theo thống kê chưa chính thức có tới 11 triệu xe Volkswagen liên quan tới bê bối gian lận khí thải trong đó có 482.000 chiếc bán ra từ năm 2008 tại Mỹ. Ở thời điểm này, Volkswagen vẫn là “nhãn hiêu xe máy dầu số 1 tại Mỹ” theo những gì hãng này vẫn quảng cáo bởi doanh số xe diesel luôn đứng đầu trong nhiều năm qua.
Từ trước tới nay, người tiêu dùng Mỹ vốn không có thiện cảm với động cơ máy dầu vì các vấn đề liên quan đến khí thải, giá bán xe cũng như chi phí nhiên liệu diesel cao hơn. Tuy nhiên, nhờ những quảng cáo về mức tiết kiệm, bền bỉ và “sạch” của động cơ diesel thế hệ mới liên tục được các hãng xe quảng bá (trong đó có Volkswagen) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức về động cơ diesel của người Mỹ. Bằng chứng là kể từ năm 2012 người ta có thể thấy rõ doanh số xe diesel tăng trưởng mạnh mẽ hơn tại đây.
Kế đến là khủng hoảng tài chính, số tiền phạt... doanh số lao dốc
Với hành vi gian dối lượng khí thải được công bố, những người Mỹ tin tưởng vào xe máy dầu đã bị một cái tát không hề nhẹ từ phía Volkswagen. Cái tát này đại diện cho niềm tin bị sụp đổ, báo hiệu một thời kỳ đầy khó khăn trong việc đưa xe máy dầu vào thị trường Mỹ trong tương lai. Và sau cùng người chịu thiệt thòi vẫn là Volkswagen, nơi bắt nguồn của khủng hoảng.
Câu chuyện của các hãng xe không trung thực kể trên là bài học của những câu chuyện “gậy ông đập lưng ông” và cũng là tái hiện của câu nói “kiếm củi 3 năm, đốt 1 giờ” trong kinh doanh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.