• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Xin đừng để những người mẹ đơn độc

22/03/2017 04:17 GMT+7

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, mỗi năm trung bình cả nước có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại được báo cáo, trong đó có hơn 1.200 trẻ em bị xâm hại tình dục (chiếm hơn 60% số vụ xâm hại trẻ em).

Bài: Thu Nguyệt (tổng hợp)

 

Theo một số liệu khác của chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em cho biết từ năm 2001 đến 2015, cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Không chỉ bé gái, các bé trai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của những kẻ biến thái. Điều đáng nói là 93% nạn nhân quen kẻ xâm hại mình và 47% kẻ xâm hại là họ hàng, gia đình.

 

use

 

Tận cùng nỗi đau…

Vào cuối tháng 6/2016, chị T.T.T (37 tuổi, sống tại chung cư Lakeside, Vũng Tàu) được con gái là cháu N. kể nhiều lần bị một cụ ông sống cùng chung cư đưa ra góc cầu thang xâm hại tình dục. Cháu N. chỉ đích danh hung thủ là ông Th. (77 tuổi, ngụ tại TP. Vũng Tàu). Người mẹ nhiều lần làm đơn gửi công an, các cấp có thẩm quyền tố cáo và yêu cầu vào cuộc điều tra. Gần một năm sau, vụ việc vẫn chưa được khởi tố do chưa đủ chứng cứ.

Tháng 1/ 2017, cộng đồng mạng và xã hội lại dậy sóng khi một bé gái 8 tuổi, tại Hoàng Mai, Hà Nội tiếp tục bị xâm hại tình dục bởi một tên đàn ông sống gần nhà. Bức xúc, chị đưa con đến công an và tố cáo, công an phường đã triệu tập kẻ tình nghi và đưa bé gái đi giám định. Sau khi được cho về, kẻ tình nghi đã nhanh chóng chuyển khỏi địa phương.

Chưa hết, tháng 2/2017, phụ huynh của bé P.N, học sinh lớp 1 tại TP.HCM phản ánh con mình bị xâm hại. Bé chảy máu, đau đớn, khóc lóc. Camera nhà trường mất dữ liệu đúng vào thời gian nghi cháu bị xâm hại. Cháu mô tả được kẻ hung thủ, có bạn cùng lớp chứng kiến nhưng khi cơ quan chức năng vào cuộc tất cả mọi thứ biến mất - không ai biết gì, nhìn thấy gì… Vụ án như rơi vào tuyệt vọng…

Những đứa trẻ, còn chưa đọc sõi, viết thạo, chưa biết hết câu chữ, từ ngữ, tâm hồn non nớt, cơ thể mong manh bỗng chốc là những nhân vật chính trong một vụ án nghiêm trọng. Chúng đau đớn về thể xác, liên tục đối mặt với cơ quan công an, phải nhắc đi nhắc lại những hình ảnh kinh hoàng và sự hoảng loạn mà chúng phải trải qua khi bị xâm hại. Đó là tận cùng của mọi nỗi đau đớn nhất trên thế giới này không chỉ với những người mẹ mà với tất cả những người đọc, người biết tin. Vụ án xảy ra, thủ phạm biến mất, không ai tin những đứa trẻ còn người mẹ thì loay hoay, cô độc trong nỗi đau của con và sự tuyệt vọng của chính mình. Có rất nhiều nạn nhân như thế, có người mạnh mẽ lên tiếng, có người nhẫn nhịn im lặng nhưng nỗi đau có lẽ tất cả những người mẹ ấy chung nhau, chỉ có một: Đó là, các nạn nhân còn quá bé, tổn thương nghiêm trọng về tâm lý, thể xác và các nghi phạm, thủ phạm đều là những kẻ trưởng thành, có học…

 

Làm thế nào để bảo vệ trẻ  trước nạn xâm hại tình dục?

 

1 1

 

Dù bất cứ điều gì xảy ra, công bằng có thể được lấy lại, nhưng nỗi đau sẽ còn mãi. Đó là sự thiệt thòi của các bé - những nạn nhân của nạn ấu dâm… Do vậy, trước khi chờ đợi xã hội chung tay loại bỏ tất cả những kẻ thủ ác mang “chứng bệnh” ấu dâm thì những người mẹ có thể chủ động bảo vệ con của mình. Các chuyên gia tâm lý chia sẻ với các bậc phụ huynh về kỹ năng bảo vệ con mình như sau:

1. Sớm trò chuyện với con về các bộ phận cơ thể

Việc này giúp con cảm thấy thoải mái khi dùng đúng từ và hiểu đúng nghĩa sẽ giúp bé diễn đạt mạch lạc khi có điều bất thường xảy ra.

2. Một số bộ phận cơ thể là riêng tư

Hãy nói với con: Những bộ phận này là “riêng tư”, “bí mật” và không phải ai cũng có thể xem/nhìn.

3. Dạy con về những giới hạn cơ thể

Hãy dặn con: Không ai được phép sờ, chạm vào bộ phận riêng tư của con hay yêu cầu con sờ, chạm vào bộ phận riêng tư của họ.

4. Giữ bí mật về những việc xảy ra liên quan đến các bộ phận riêng tư là không tốt

Hãy dặn con tuyệt đối không giữ bí mật khi có người xâm phạm đến bộ phận riêng tư

5. Không ai được chụp ảnh các bộ phận riêng tư của con

Dạy con không cho phép kẻ lạ chụp ảnh các bộ phận nhạy cảm của con

6. Dạy con thoát khỏi những tình huống đáng sợ hoặc khó chịu

Dạy bé nói “không” mạnh mẽ với người lớn tuổi, bỏ đi khi khó chịu hoặc hét to khi bị đe dọa để tìm kiếm sự giúp đỡ, chú ý

7. Thống nhất từ “mật mã” với con

Thống nhất với con mật mã riêng khi các con ở xa bố mẹ.

8. Con sẽ không gặp rắc rối nào  nếu cho mẹ biết bí mật cơ thể

Hãy trấn an con: “Con sẽ không bao giờ gặp rắc rối gì nếu kể tất cả cho mẹ nghe”.

9. Con có thể cảm thấy buồn buồn như lúc  bị cù hoặc dễ chịu khi cơ thể bị đụng chạm

Dạy con rõ về khái niệm “đụng chạm bí mật” mô tả chính xác hơn hành vi xâm hại.

10. Nguyên tắc này áp dụng không chỉ  với người quen mà còn bạn bè con

Hãy nói với con: Bất cứ ai sờ vào chỗ kín của con như vậy đều là người xấu.

 

Top
Top