Động thái trên diễn ra giữa lúc chính phủ Phần Lan đang đối mặt với những lời kêu gọi rằng họ nên bỏ lại Thụy Điển để có thể sớm bước chân vào NATO, do nỗ lực của Stockholm đang gặp bế tắc vì sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ, theo Reuters.
Hai quốc gia Bắc Âu đã quyết tâm trở thành thành viên của NATO ngay sau khi xung đột Nga - Urkaine bùng nổ vào tháng 2 năm ngoái. Trong khi hầu hết các quốc gia thuộc liên minh đã phê chuẩn tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa chính thức chấp thuận.
"Lập trường của chúng tôi đối với Phần Lan là tích cực, nhưng đối với Thụy Điển thì không", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết vào tuần trước.
Phần Lan sẽ 'bỏ rơi' Thụy Điển trên hành trình gia nhập NATO?
Quan điểm khác biệt của Ankara về nỗ lực của Phần Lan và Thụy Điển đang gây sức ép lên các nhà lãnh đạo ở Helsinki trong việc đi riêng hay đi chung với Stockholm trên hành trình gia nhập NATO. Theo kết quả cuộc thăm dò hôm 2.2 của nhật báo Ilta-Sanomat tại Phần Lan, 53% số người được hỏi cho biết họ không muốn Phần Lan phải đợi Thụy Điển. 28% số người được hỏi nói rằng Phần Lan nên chờ đợi.
Trong ngày 10.2, các nhóm nghị sĩ trong quốc hội Phần Lan sẽ quyết định liệu quốc hội có nên phê chuẩn các hiệp ước thành lập NATO hay không trước khi các nhà lập pháp bắt đầu kỳ nghỉ vào ngày 3.3, trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 2.4.
Nếu quốc hội Phần Lan sau đó bỏ phiếu ủng hộ việc phê chuẩn các hiệp ước nói trên, như nhiều người dự đoán, thì tổng thống nước này phải tiến hành các bước tiếp theo của quá trình trong vòng ba tháng, cũng như ngay khi toàn bộ các thành viên NATO hiện tại phê chuẩn tư cách thành viên của Phần Lan. Điều này trên thực tế có thể dẫn đến việc Phần Lan sẽ bước chân vào NATO mà không có Thụy Điển.
Để điều đó xảy ra, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary cần phê chuẩn tư cách thành viên của Phần Lan trước và NATO cần chính thức mời Phần Lan gia nhập.
Bộ trưởng Tư pháp Phần Lan Tuomas Poysti nói với Ilta-Sanomat rằng quá trình này sẽ tạo ra cho Phần Lan một số khoảng trống để chờ đợi Thụy Điển nếu cần, nhưng không phải là vô tận.
Tổng thống Zelensky: Một số nước EU sẵn sàng cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine
Về mặt chính thức, Phần Lan đã tái khẳng định hết lần này đến lần khác rằng họ muốn gia nhập NATO cùng lúc với Thụy Điển.
Thụy Điển là đồng minh quốc phòng thân cận nhất của Phần Lan. Trong trường hợp Phần Lan xảy ra xung đột với Nga - hai nước có đường biên giới chung dài 1.300 km, NATO sẽ cần lãnh thổ của Thụy Điển để giúp Phần Lan tự vệ, chẳng hạn như về mặt hậu cần.
Ankara muốn Helsinki và Stockholm có đường lối cứng rắn hơn đối với đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức bị Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) coi là khủng bố, và một nhóm khác mà Ankara cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính năm 2016.
Bình luận (0)