Theo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường 2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, Việt Nam đang gặp những vấn đề môi trường nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và các sự cố môi trường. Nổi lên là vấn đề chất thải rắn nói chung và tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nói riêng. Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, với khối lượng rác thải nhựa ra biển tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới (Jambeck et al., 2015).
Dù vấn đề rác thải nhựa đang ở mức báo động, theo nhiều tổ chức xã hội, cuộc chiến chống rác thải nhựa ở Việt Nam thời gian qua đã có những tín hiệu đáng mừng. Đại diện Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (Greenhub) cho rằng các hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng nhận được sự quan tâm và chung tay thực hiện của nhiều bên, bao gồm khu vực nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và khu vực phi chính phủ. Nhiều chương trình về rác thải và rác thải nhựa, sự kiện dọn dẹp rác trên biển và các sáng kiến tái sử dụng rác thải nhựa, tạo vòng đời mới cho rác thải và rác thải nhựa đã được triển khai.
Trong khi đó, đại diện British Council (Hội đồng Anh) chia sẻ: “Sau một thời gian giãn cách xã hội, hiện nay, chúng tôi đang gấp rút chuẩn bị cho việc tái khởi động dự án. Các trường, cộng đồng và học sinh đều đang hứng khởi đón chờ hoạt động của những dự án này.”
Từ góc độ chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tích cực hợp tác với các bên liên quan nhằm cùng tìm kiếm giải pháp bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên biển thông qua việc tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, xây dựng cơ chế trách nhiệm mở rộng của các nhà sản xuất, hỗ trợ các sáng kiến thân thiện môi trường hướng tới một Việt Nam phát triển bền vững. Mới đây nhất là Biên bản ghi nhớ ký kết giữa Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và các thành viên của Liên Minh tái chế Bao bì Việt Nam (Packing Recycling Organzation Viet Nam – PRO Việt Nam). Với biên bản này, các doanh nghiệp thuộc PRO Việt Nam như Coca-Cola cam kết sẽ chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam thông qua các hoạt động giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế chất thải.
Không chỉ chính phủ mà cuộc chiến giảm thiểu rác thải nhựa còn có sự chung tay của các tổ chức xã hội. UNESCO với sáng kiến “Thúc đẩy Sáng tạo vì một thế giới không rác thải”, trong đó nổi bật là cuộc thi Nghệ Thuật Tái Chế là một ví dụ. Tham gia cuộc thi, anh Phan Tuấn Quốc cùng các cộng sự đến từ nhóm Mekongaholics và cán bộ Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã phối hợp lắp đặt thành công mô hình Rùa biển từ bộ khung làm bằng thép, đầu và các chi được quấn các loại rác thải thường gặp trên biển như dây thừng, lưới cũ. Những tác phẩm như thế này được kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm của cộng đồng và du khách, từ đó thay đổi nhận thức và kêu gọi hành động vì một môi trường xanh, sạch, đẹp.
Cũng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về rác thải, dự án “Sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do Hội đồng Anh thực hiện, đã tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng quản lý rác thải tại các trường trung học trên cả nước. Trong đó, nhóm “The Sharks - Nghệ thuật rác vì cộng đồng” đã tận dụng các vỏ chai nhựa, túi ni lông đã qua sử dụng để làm thành các tác phẩm nghệ thuật. Những sản phẩm này được bán để gây quỹ̃ cho cá́c em bệnh nhi nghè̀o.
Bên cạnh nâng cao nhận thức về rác thải, nhiều dự án môi trường cũng tạo tiền đề để người tham gia thay đổi thói quen, thậm chí có thêm thu nhập. Như dự án “Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa do Greenhub hợp tá́c cùng Coca-Cola đang được thực hiện trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Đến nay, dự án có sự tham gia của 5.671 người và 20.000 người dân tại thành phố Hạ Long được nhận thông tin. Trong đó, đơn vị tổ chức đã triển khai mô hình “Biến rác thành tiền”, phân loại, bán phế liệu và gây quỹ để hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, được phát triển rộng rãi tại 20 phường trên địa bàn thành phố Hạ Long với “chiến lợi phẩm” là 29,5 tấn rác hữu cơ được thu; 136 tấn chai (tương ứng gần 2.040.366 chai nhựa). Cũng từ dự án này, nhiều mô hình, sáng kiến đã được thực hiện rất thành công như: đan làn từ dây buộc gạch, may túi từ pano cũ, tái sử dụng chai nhựa và túi nilon và bao bì để làm gạch xây ghế và bồn hoa tại các công trình công cộng… “Coca-Cola là doanh nghiệp rất tích cực tham gia các hoạt động trong chống rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Các chương trình do Coca-Cola và̀ các đối tác phối hợp triển khai rất hiệu quả”, đại diện Greenhub nhận xét.
Được biết những hoạt động kể trên cũng thuộc chiến lược dài hạn của Coca-Cola mang tên “Vì một thế giới không rác thải”. Với 3 trụ cột chính là Thiết kế, Thu gom và Hợp tác, chiến lược “Vì một thế giới không rác thải” được kỳ vọng sẽ mang đến những giải pháp toàn diện, bao trọn vòng đời của rác thải.
Trong đó, trụ cột Thiết kế hướng đến những giải pháp về bao bì thân thiện với môi trường. Trụ cột Thu gom tập trung nâng cấp hệ thống thu gom, xử lý, và tái chế rác thải. Trụ cột Hợp tác thúc đẩy các kết nối với các doanh nghiệp và tổ chức để cùng chung tay hành động chống rác thải nhựa.
Chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải” không chỉ là cam kết của Coca-Cola trong phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hoàn mà còn nâng cao nhận thức cộng đồng, tìm kiếm công nghệ tái chế hiệu quả cũng như xây dựng thói quen mới về quản lý rác thải có trách nhiệm trong xã hội.
Tìm hiểu thêm về chiến dịch "Vì một thế giới không rác thải”
https://CokeURL.com/WWW-Vietnam