Khủng hoảng cát
ở ĐBSCL

Bài viết: Đình Tuyển

ĐBSCL đang chịu sức ép rất lớn khi nhu cầu cát cho xây dựng bùng nổ chưa từng thấy, trong khi các địa phương đều than thiếu cát trầm trọng, có nơi chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu.

“Cơn khát cát”
lan rộng

Báo cáo tổng hợp mới đây của Cục khoáng sản (Bộ TN-MT) cho thấy, ĐBSCL hiện có 58 giấy phép khai thác cát san lấp (thời hạn 2020 – 2029) với tổng trữ lượng hơn 67 triệu m³ , tổng công suất khai thác gần 14 triệu /năm. Nhưng chỉ tính các giấy phép trong thời hạn 2023-2026 thì trữ lượng cát còn lại của ĐBSCL là khoảng 26 triệu m³ với công suất khai thác khoảng 12 triệu m³/năm. Trong khi đó, riêng về hạ tầng giao thông, 6 tuyến cao tốc triển khai trong giai đoạn 2022-2025 ở ĐBSCL cần gần 54 triệu m³ cát. Thêm vào đó là khoảng 36 triệu m³ cát cho các dự án giao thông cấp tỉnh đầu tư năm 2023, 2024. Như vậy, dù có khai thác toàn bộ 26 triệu m³ cát còn lại (thời hạn 2023-2026), các địa phương ĐBSCL cũng chỉ đáp ứng được khoảng 29% nhu cầu cát cho hạ tầng giao thông trong 3 năm tới. Chưa tính đến mỗi năm nhu cầu cát cho xây dựng dân dụng, hạ tầng khác ở ĐBSCL và TP.HCM, Đông Nam bộ (khu vực chủ yếu sử dụng cát từ ĐBSCL) cũng lên đến hàng trăm triệu mét khối. Câu hỏi đặt ra là cát ở đâu đáp ứng cho nhu cầu khổng lồ này?

Ở Cần Thơ, theo thống kê sơ bộ của Sở TN-MT thì giai đoạn 2021-2025, cần khoảng 34 triệu m³ cát san lấp nhưng tổng trữ lượng cát của cả địa phương này chỉ còn khoảng 6,5 triệu m³, tức chỉ đủ đáp ứng chưa tới 20% nhu cầu. Tương tự Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long cho biết, năm 2023, nhu cầu cát của tỉnh này là gần 7 triệu m³, nhưng các mỏ được cấp phép chỉ đáp ứng là hơn 1,8 triệu m³, tức đạt khoảng 26%.

Ở Đồng Tháp, nếu như năm 2022, UBND tỉnh Đồng Tháp cấp phép khai thác cát sông với công suất khoảng 6 triệu m³/năm thì năm 2023, giảm còn 4 triệu m³. Trong khi đó nhu cầu cát của tỉnh này giai đoạn 2022 – 2025 lên đến khoảng 43 triệu m³. UBND tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết, nhiều công trình sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn ODA như: đường tỉnh 845, một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng… đang thiếu hụt nguồn cát nghiêm trọng, ảnh hưởng tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư.

Riêng tỉnh An Giang, nơi được xem là có nguồn cát dồi dào nhất ở ĐBSCL, theo công suất cấp phép cũng chỉ có khoảng 7,2 triệu m³ /năm. Trong đó có 8 mỏ được cấp phép khai thác công suất gần 2,8 triệu m³ cát/năm và 8 khu vực nạo vét chỉnh trị dòng chảy kết hợp với tận thu nguồn cát có công suất hơn 4,3 triệu m³ cát/năm.

Giám đốc Sở TN-MT tỉnh An Giang Nguyễn Việt Trí thông tin, tỉnh đã có kế hoạch nâng công suất khai thác của một số mỏ nhưng vẫn đang chờ ý kiến thống nhất của HĐND. Trước hết là để đáp ứng nhu cầu các tuyến giao thông trên địa bàn vào khoảng 10 triệu m³ và hỗ trợ cát cho một số địa phương khác ở ĐBSCL khoảng 2 triệu m³.

Tình trạng thiếu cát trầm trọng cũng đang đe dọa ảnh hưởng đến tiến độ của các tuyến cao tốc ở ĐBSCL. Đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Cà Mau có tổng nhu cầu cát là 18,5 triệu m³ nhưng mới dự kiến có được 1,1 triệu m³ cát do An Giang cung cấp, còn hơn 17 triệu mét khối chưa biết lấy ở đâu.

Nhìn rộng hơn, dự án Ngân hàng cát của WWF-Việt Nam dự báo rằng “Cơn đói cát” ở ĐBSCL sẽ còn rất dài khi số liệu quan trắc của Uỷ hội sông Mê Kông (MRC) cho biết, lượng cát từ thượng nguồn Mekong bồi đắp cho ĐBSCL chỉ còn khoảng 7 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 6,5 triệu tấn đổ ra biển.

Cán cân bồi đắp và lấy đi ngày càng mất cân đối khi lượng cát khai thác thực tế ở ĐBSCL hằng năm có thể lên đến 40 triệu tấn (tương đương khoảng 33 triệu m³- PV), dẫn tới lượng cát thâm hụt hàng năm ở khu vực này có thể lên tới 39,5 triệu tấn cát. Con số thâm hụt cát sẽ càng lớn khi MRC cảnh báo, tới năm 2040, sẽ chỉ còn chưa tới 0,7 triệu tấn cát từ thượng nguồn Mê Kông bồi đắp cho châu thổ Cửu Long.

6 tuyến cao tốc triển khai trong giai đoạn 2022-2025 ở ĐBSCL cần gần 54 triệu m³ cát

Tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Cà Mau cần tới 18,5 triệu m³ nhưng mới dự kiến có được 1,1 triệu m³ cát do An Giang cung cấp

Bơm cát lên tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đoạn đầu phía Cần Thơ

Bơm cát lên tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đoạn đầu phía Cần Thơ

Người dân Vĩnh Long trông chờ tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sớm hoàn thiện

Một công trình cầu đang thi công trên tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

Một công trình cầu đang thi công trên tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

Công nhân thi công công trình cầu Rạch Múc thuộc gói thầu XL-03 (huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long), dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

Hiện tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Cà Mau vẫn đang thiếu hàng chục triệu mét khối cát đắp nền

Hiện tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Cà Mau vẫn đang thiếu hàng chục triệu mét khối cát đắp nền

6 tuyến cao tốc triển khai trong giai đoạn 2022-2025 ở ĐBSCL cần gần 54 triệu m³ cát

“Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾ “Cơn khát cát” lan rộng ▾

Tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Cà Mau cần tới 18,5 triệu m³ nhưng mới dự kiến có được 1,1 triệu m³ cát do An Giang cung cấp

Bơm cát lên tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đoạn đầu phía Cần Thơ

Bơm cát lên tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đoạn đầu phía Cần Thơ

Bơm cát lên tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đoạn đầu phía Cần Thơ

Người dân Vĩnh Long trông chờ tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sớm hoàn thiện

Một công trình cầu đang thi công trên tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

Một công trình cầu đang thi công trên tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

Công nhân thi công công trình cầu Rạch Múc thuộc gói thầu XL-03 (huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long), dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

Hiện tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Cà Mau vẫn đang thiếu hàng chục triệu mét khối cát đắp nền

Hiện tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Cà Mau vẫn đang thiếu hàng chục triệu mét khối cát đắp nền

Trong bối cảnh ĐBSCL thiếu cát trầm trọng thì suốt từ năm 2022 đến nay, đoạn sông Tiền ở khu vực cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, An Giang giáp với tỉnh Kandal, Campuchia, lúc nào cũng nhộn nhịp sà lan mua, bán cát.

Sông Tiền đoạn cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, An Giang giáp với tỉnh Kandal, Campuchia, lúc nào cũng nhộn nhịp sà lan mua, bán cát

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, chỉ một đoạn sông dài khoảng 1km nhưng luôn có hàng trăm chiếc sà lan mang biển kiểm soát nhiều tỉnh, thành neo đậu chờ mua cát nhập khẩu từ Campuchia. Phía trên bờ người, phương tiện lạ mặt ra vào khu vực này đều bị lực lượng bộ đội biên phòng kiểm soát chặt chẽ.

Một cán bộ hải quan ở cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương cho hay, sà lan thường phải chờ 3-5 ngày, có khi cả tuần mới lấy được cát dẫn tới ùn ứ, đông đúc như một khu chợ. Chi cục Hải Quan Vĩnh Xương cũng thông tin, từ tháng 11.2020, Việt Nam đã cho mở lại tờ khai hải quan khi nước láng giềng Campuchia có chủ trương xuất khẩu cát trở lại. Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương cũng gần như là cửa ngõ lớn nhất để các sà lan cát nhập khẩu từ Campuchia về Việt Nam.

Tính đến ngày 30.4.2023, đã có thêm gần 2 triệu m³ nhập khẩu từ Campuchia

Một đoạn sông tiền dài khoảng 1km lúc nào cũng có hàng trăm sà lan chờ lấy cát

Năm 2023, tính đến hết ngày 30.4, đã có gần 2 triệu m³ nhập khẩu từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Vĩnh Xương với giá trị gần 2 triệu USD. Trước đó, trong năm 2022, tính đến giữa tháng 11 có gần 3,1 triệu m³ cát từ Campuchia nhập về Việt Nam nhưng đến hết năm 2022, con số này tăng đột biến lên gần 6,2 triệu m³. Như vậy, từ đầu năm 2022 đến nay, bình quân mỗi ngày lại có khoảng 17.000 m³ cát từ Campuchia nhập về Việt Nam qua cửa khẩu Vĩnh Xương.

Hải quan cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương cũng ghi nhận, hiện có 16 công ty nhập khẩu cát từ Campuchia, chủ yếu ở các địa phương như Thanh Hóa, Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh và Đồng Tháp...

Bình quân mỗi ngày lại có khoảng 17.000 m³ cát từ Campuchia nhập khẩu qua cửa khẩu Vĩnh Xương về Việt Nam

Hải quan cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương cũng ghi nhận, hiện có 16 công ty nhập khẩu cát từ Campuchia

Theo thống kê của Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, hiện giá cát từ Campuchia nhập về Việt Nam có giá dao động từ 5,3 – 7 USD/m³ cát. Đây thường là loại cát vàng thường được dùng cho bê tông và xây tô. Năm 2022, chỉ riêng khoản thuế GTGT từ nhập khẩu cát Campuchia là gần 52 tỉ đồng.

Tra cứu trên kho lưu trữ thống kê thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade Database) có thể thấy giá trị nhập khẩu cát từ Campuchia của Việt Nam đã tăng đáng kể đặc biệt là khi nhu cầu cát ở ĐBSCL tăng cao. Cụ thể năm 2021, báo cáo giá trị nhập khẩu cát từ Campuchia của cơ quan chức năng Việt Nam là gần 2 triệu USD, chỉ bằng với 4 tháng đầu năm 2023. Song có một điều lạ là ở chiều ngược lại, Campuchia báo cáo giá trị xuất khẩu cát sang Việt Nam năm 2021 là gần 5,6 triệu USD, nhiều hơn báo cáo của phía cơ quan chức năng Việt Nam 3,6 triệu USD.

Không dễ để lý giải con số chênh lệch trên, nhưng Tổng cục Thống kê Việt Nam đã từng có giải thích chung về chênh lệch số liệu giữa báo cáo của Việt Nam và kho dữ liệu UN Comtrade Database. Theo đó, về lý thuyết, so sánh số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện theo “phương pháp tấm gương” (mirror approach). Xuất khẩu của nước A sẽ tương ứng với nhập khẩu của nước B từ nước A. Tuy vậy, trường hợp tương ứng là rất hiếm do sự khác biệt về thời điểm, phạm vi, trị giá thống kê và nước đối tác... Tổng cục Thống kê cũng dẫn ra hàng loạt nguyên nhân có thể dẫn tới chênh lệch số liệu xuất - nhập khẩu, trong đó đáng chú ý là tình trạng nhập khẩu lậu, gian lận thương mại.

Chính vì vậy, với con số chênh lệch 3,6 triệu USD giá trị xuất – nhập khẩu cát từ Campuchia cũng đặt ra không ít hoài nghi về việc có hay không tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu thông đồng với đối tác khai giá thấp để hưởng mức thuế thấp. Ngược lại doanh nghiệp đối tác cũng có thể khai trị giá xuất khẩu cao để hưởng thuế khấu trừ cao...

Chia sẻ với PV Thanh Niên về điều này, một cán bộ Hải Quan ở An Giang nói: “Có thể phía Campuchia báo cáo không chính xác. Thêm nữa, có thể họ tính cả lượng cát tạm nhập tái xuất, tạm nhập về Việt Nam bao nhiêu phải xuất đi bấy nhiêu, còn bên mình không ghi nhận lượng cát nhập khẩu này”. Cũng theo Hải Quan Vĩnh Xương, từ năm 2022 đến nay còn có 1 doanh nghiệp thực hiện 2 chuyến “tạm nhập cát từ Campuchia và tái xuất sang Singapore” với khối lượng 12.000 m³ cát.

Bình luận về câu chuyện nhập khẩu cát từ nước láng giềng, PGS.TS Lê Anh Tuấn, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL cho rằng, “Trong tình cảnh thiếu cát như hiện nay thì việc nhập khẩu này là giải pháp chấp nhận được. Nhưng cũng không vì tình thế đó mà nơi lỏng, thiếu kiểm soát dẫn tới những gian lận, thương mại”, ông Tuấn nói.

Bãi tập kết cát bên phía tỉnh Kandal, Campuchia để xuất khẩu sang Việt Nam

Cát nhập khẩu từ Campuchia thường là cát vàng, cát dùng cho bê tông, xây tô

Cát nhập khẩu từ Campuchia thường là cát vàng, cát dùng cho bê tông, xây tô

Bãi tập kết cát bên phía tỉnh Kandal, Campuchia để xuất khẩu sang Việt Nam

3,6 triệu USD chênh lệch nhập khẩu cát ▾ 3,6 triệu USD chênh lệch nhập khẩu cát ▾ 3,6 triệu USD chênh lệch nhập khẩu cát ▾ 3,6 triệu USD chênh lệch nhập khẩu cát ▾ 3,6 triệu USD chênh lệch nhập khẩu cát ▾ 3,6 triệu USD chênh lệch nhập khẩu cát ▾ 3,6 triệu USD chênh lệch nhập khẩu cát ▾

Cát nhập khẩu từ Campuchia thường là cát vàng, cát dùng cho bê tông, xây tô

Cát nhập khẩu từ Campuchia thường là cát vàng, cát dùng cho bê tông, xây tô(chụp màn hình)

Đứng sau căn nhà nằm chơi vơi ven bờ sông Tiền, cha con ông L.V.Ph., 70 tuổi, ngụ xã Phú Thuận B, TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp tỏ rõ lo lắng khi sạt lở ngày một lấn sâu. Cách đó không xa, những xáng cạp vẫn miệt mài khai thác cát ngoài sông. Hộ dân ở kế nhà ông Ph. đã rời nhà đi vì sạt lở. Dấu tích còn lại là cái nền nhà vỡ toác cùng vài thứ đồ đạc trong đống đổ nát. Cách bờ sông sạt lở chừng vài mét, 2 ngôi mộ người thân của họ chưa kịp di dời.

Anh L.V.U, 42 tuổi, con trai út của ông Ph, từng làm quản lý cho một mỏ khai thác cát, từng có hiềm khích với người dân vì bị cho là gây sạt lở thì giờ đây chính gia đình anh trở thành nạn nhân bị sạt lở “bủa vây”.

Nhìn về phía chiếc xáng cạp rú ga, kéo gầu cát lên khỏi mặt nước, U. nói: “Lợi nhuận của các mỏ cát là khủng khiếp”. Để chúng tôi hiểu hơn, U. giải thích: “Không chỉ khai thác ăn gian trữ lượng, các mỏ còn gian lận cả phạm vi khai thác. Ví dụ cấp phép cho anh điểm A, nhưng anh sẽ qua khai thác các điểm B, C, D, E xung quanh. Điểm A sẽ chừa lại đó, chừng nào có đoàn xuống kiểm tra, khảo sát đánh giá trữ lượng sẽ vẫn thấy chỗ này còn cát và cho gia hạn khai thác tiếp”.

Bằng kinh nghiệm của mình, U. bảo rằng chỉ cần bỏ thời gian ngồi đếm sà lan cũng có thể biết được chiêu trò gian lận trữ lượng của các mỏ khai thác cát. “Một cần cẩu có thể cạp 4.000 – 5.000 m³/ngày nhưng có khi họ chỉ xuất hóa đơn 200 m³, còn lại là bán buông đuôi, người mua cát sẽ phải thông qua cò để tìm hóa đơn hợp thức hóa. Cứ vậy một cần cạp cát có thể thu về 400 - 450 triệu đồng/ngày, mỗi tháng lên tới hàng chục tỉ đồng”. U. bảo, người dân biết những chiêu trò gian lận của các mỏ cát nhưng ít ai dám lên tiếng vì sợ trả thù. “Có thể anh không sợ nhưng họ mướn giang hồ hăm dọa đến con cái anh thì dù anh có cứng rắn, đầu gấu cỡ nào cũng phải ngán”.

Cũng ở Đồng Tháp, một cán bộ xây dựng công trình nông nghiệp trần tình với chúng tôi rằng, ngay cả các công trình kè sông của nhà nước, có hợp đồng cung ứng cát nhưng để lấy cát nhanh thì mỗi sà lan cũng phải chi 5 - 7 triệu đồng “lót tay” cho cần cạp, nếu không sẽ phải xếp hàng chờ rất mất thời gian.

Tại Cần Thơ, ông P.T.D chủ một doanh nghiệp kinh doanh cát, từng có cả đội sà lan vận chuyển kể, chính ông cũng bị cơ quan thuế “sờ gáy” vì “dính” phải hàng chục hóa đơn khống mua cát lậu. Đưa chúng tôi xem các hóa đơn khống cùng giấy triệu tập của cơ quan chức năng, ông D. ngao ngán bảo: “Cát lậu, cát chính quy nhập nhằng muốn mua cát đúng hóa đơn chứng từ, đúng khối lượng không bao giờ được, chỉ có thể làm chui thôi. May là tôi mua qua trung gian chứ tự đi mua cát, mua hóa đơn thì nặng tội rồi”.

Đề cập đến chuyện khủng hoảng thiếu cát ở ĐBSCL, ông D. lắc đầu bảo: “Chẳng qua là khủng hoảng thấy trên giấy thôi. Bởi vì thực tế, riêng nhu cầu cát cho xây dựng dân dụng ở ĐBSCL và TP.HCM và Đông Nam bộ mỗi ngày là không dưới 300.000 m³. Mỗi tháng là khoảng 9 triệu m³ cát, một năm là hơn 100 triệu m³. Cát ở đâu ra đáp ứng?”. “Thử nhìn vào con số trữ lượng khai thác cấp phép so với nhu cầu thì có thể hiểu một lượng cát rất lớn đã bị khai thác gian lận. Cũng từ đây mà “đẻ” ra cò cát, cò hóa đơn rất phổ biến ở nhiều nơi”. Nói xong, ông D. đưa cho PV Thanh Niên vài số điện thoại của “cò cát”, sà lan vận chuyển để kiểm chứng.

Hộ dân ở cạnh gia đình ông L.V.Ph. đã dời nhà đi vì sạt lở, dấu tích chỉ còn đống đổ nát

Những xáng cạp vẫn khai thác miệt mài trên sông tiền đoạn phía sau nhà ông L.V.Ph.

Khu vực sông tiền giáp cù lao Long Khánh, TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp luôn nhộn nhịp sà lan mua cát từ các xáng cạp

Từng tham gia thực hiện một số khảo sát liên quan đến nhu cầu sử dụng cát, Chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng Mê Kông, Nguyễn Hữu Thiện, cho biết, nếu lấy tổng lượng cát khai thác được cấp phép ở các tỉnh ĐSBCL chia cho nhu cầu của vùng tiêu thụ (gồm ĐBSCL, TP.HCM và một số tỉnh miền Đông Nam bộ) thì sẽ thấy lượng cát khai thác theo giấy phép ở ĐBSCL chỉ đáp ứng được từ 10-20% tổng nhu cầu. Như vậy 80-90% nhu cầu thị trường không rõ được đáp ứng từ nguồn nào. “Từ đây có thể suy ra dường như đã có một lượng cát rất lớn “trong bóng tối” được khai thác trái phép trong nhiều năm qua và tất nhiên sẽ không có trong các báo cáo chính thức về khai thác cát”, ông Thiện nói.

Chuyên gia này cũng chia sẻ: chủ trương đầu tư cho hạ tầng giao thông không chỉ tạo động lực lớn cho ĐBSCL phát triển mà còn đáp ứng mong mỏi của người dân đồng bằng bao đời nay. “Tuy nhiên chúng ra đang rơi vào thế rất khó vì thiếu cát san lấp để làm hệ thống đường này. Vật liệu thay thế thì chưa có, cát biển vẫn đầy rủi ro”, ông Thiện nói và cho rằng: “Không dễ dàng nhưng rất cần phải khảo sát, giám sát chặt chẽ hơn lượng cát khai thác thực tế để có những tính toán phù hợp hơn, đồng thời ngăn chặn những nhóm lợi ích thao túng ngành công nghiệp khai thác cát”.

Trong một hội thảo về quản lý khai thác cát bền vững năm 2022, ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (VLXD), Bộ Xây dựng cũng đưa ra nhận định: cát trong ngành xây dựng giống như cơm trong ngành lương thực. Nhưng sự mất cân đối quá lớn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng đã dẫn tới việc quản lý khai thác cát gặp nhiều khó khăn, bất cập; trong đó nạn cát tặc gia tăng khắp nơi. “Tôi đã đi và làm việc với rất nhiều tỉnh, thành liên quan đến khai thác cát thì ở đâu cũng có cát tặc; cát tặc không phải ít mà là cực kỳ nhiều”, ông Bắc nói và đặt vấn đề: Điều này đặt ra những câu hỏi cho công tác quản lý khai thác cát khi hành lang pháp lý, quy định pháp luật về khoáng sản đã gần như đầy đủ. “Ở đó, vấn đề quản lý cấp phép, quản lý khai thác cát như thế nào thì 90% công việc thuộc thẩm quyền của các địa phương”, Vụ trưởng Vụ VLXD nói.

Ở ĐBSCL, một thực tế tồn tại lâu nay là dù nhu cầu cát tăng cao hay xuống thấp thì nạn khai thác cát lậu cũng chưa bao giờ “im hơi lặng tiếng”. Năm 2022, hàng trăm vụ việc vi phạm liên quan đến cát lậu đã bị cơ quan chức năng các tỉnh, thành ĐBSCL xử lý. Như ở Vĩnh Long, 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan chức năng tỉnh này đã xử lý 73 vụ vi phạm liên quan đến khai thác, vận chuyển cát; phạt gần 4 tỉ đồng, buộc nộp lại số tiền thu lợi bất chính gần 2,3 tỉ đồng, tịch thu gần 1.800m³ cát. Tại TP. Cần Thơ, năm 2021, 2022, cũng đã phát hiện xử lý 18 trường hợp vi phạm vận chuyển, mua bán cát không có hóa đơn chứng từ, tịch thu gần 2.400m³ cát… Mới đây đầu tháng 6.2023, Thủy đoàn 2 (Cục CSGT Bộ Công an) và công an hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long cũng đã bắt quả tang 7 tàu khai thác cát lậu trên sông Tiền.

Cát tặc hoạt động lộng hành tại khu vực gần chân cầu Mỹ Thuận đoạn sông giáp ranh 2 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long tháng 1.2023

Đoạn sông Tiền giáp ranh Tiền Giang, Vĩnh Long luôn là địa bàn “nóng” về khai thác cát trái phép

Hàng chục sà lan chở cát không có nguồn gốc rõ ràng từng bị Công an TP.Cần Thơ bắt giữ

Mới đây, Thủy đoàn 2 (Cục CSGT, Bộ Công an) và công an Tiền Giang, Vĩnh Long đã bắt giữ 7 tàu khai thác cát lậu trên sông Tiền

Ngoài những vụ việc bắt cát lậu nhỏ lẻ, một năm trước, giới làm cát ở ĐBSCL rúng động khi đường dây xuất bán 997 tờ hóa đơn ghi khống gần 2 triệu m³ cát ở An Giang, Đồng Tháp bị triệt phá. Công an tỉnh An Giang đã khởi tố bắt tạm giam 2 người về tội “Mua bán trái phép hoá đơn” với tổng số tiền trên 102 tỉ đồng.

Gần 2 triệu m³ cát được xuất bán và hợp thức hóa bằng chứng từ khống cũng có nghĩa là ít nhất chừng ấy cát ở ĐBSCL đã bị khai thác gian lận. Chưa biết lượng cát này có bị truy xuất nguồn gốc để biết ai là kẻ khai thác lậu hay không. Bất luận thế nào thì nó cũng đã phản ánh một thực trạng đáng buồn là tài nguyên cát của ĐBSCL, tài nguyên khoáng sản của quốc gia đã và đang bị “móc ruột” và trục lợi một cách tàn bạo.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Top