Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) 2020 đã chính thức khai mạc ngày 6.11 và sẽ kéo dài đến 22.11, thu hút đông đảo tín đồ yêu thích nghệ thuật thủ công và văn hóa Việt, đặc biệt là lớp khán giả trẻ.

Một trong những trải nghiệm thú vị nhất của sự kiện này là các bạn trẻ được hóa thân làm “nghệ nhân” sơn mài.

Đông đảo khán giả đã hào hứng đến Làng nghề sơn mài Hạ Thái (Hà Nội) để tham gia “Trải nghiệm nghệ thuật sơn mài với nghệ nhân Vũ Huy Mến”, lắng nghe kiến thức lịch sử tranh sơn mài và các phương pháp truyền thống, hiện đại để tạo ra một tác phẩm sơn mài hoàn chỉnh, tự tay thực hiện bức tranh sơn mài do nghệ nhân Vũ Huy Mến hướng dẫn. Và bức sơn mài ấy có lẽ là tác phẩm đầu tay của những khán giả tham gia chuyến đi trải nghiệm này, là kỷ niệm đẹp, đầy thú vị cho mỗi người.

Khán giả yêu thích nghệ thuật dân gian truyền thống đã có chuyến “hành hương” đến Nhà hát chèo Việt Nam.

Một trong những mục tiêu của hội thảo “Tái sinh nghệ thuật chèo với tư duy thiết kế” là nhằm thúc đẩy những ý tưởng, giải pháp sáng tạo để tái sinh nghệ thuật chèo trong đời sống đương đại, giúp chèo trở nên gần gũi với giới trẻ.

Buổi hội thảo đã thu hút nhiều khán giả trẻ, nhiều bạn còn ở tuổi sinh viên, cho thấy sức sống bền bỉ và sự lan tỏa của nghệ thuật chèo truyền thống Việt Nam và hy vọng sẽ ứng dụng vào việc bảo tồn văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt Nam nói riêng cũng như đóng góp vào sự phát triển xã hội Việt Nam nói chung.

Một sự kiện thú vị khác đã được nhiều khán giả tò mò, háo hứng đón nhận, khám phá chính là “Trải nghiệm ghép tranh từ vải vụn”. Nhiều khán giả đã lần đầu được trải nghiệm nghệ thuật ghép tranh dân gian Việt và hiểu hơn về văn hoá dân gian Việt Nam và sản phẩm lụa Vạn Phúc truyền thống (Làng Lụa Vạn Phúc, Hà Nội).

Đặc biệt, khách trải nghiệm ghép tranh từ vải vụn và được mang “sản phẩm đầu tay” do chính mình mày mò chế tác về làm kỷ niệm, là một điều thú vị vô cùng.

Trong khuôn khổ VFCD 2020, Triển lãm online: “Đôi tay tài hoa - Văn hóa tương đồng (Skilled Hand - Shared Culture)” là một sản phẩm hợp tác Việt - Úc, mở ra cho khán giả cơ hội khám phá vai trò quan trọng của nghệ thuật, các ngành nghề thủ công và thiết kế.

Nghệ sĩ Phạm Thị Ngọc Trâm - Tác phẩm “Thêu câu chuyện Hội An” và “Trà Sen”

Nhiều nghệ sĩ hai nước Việt - Úc tham gia triển lãm với nhiều tác phẩm đặc sắc. Nghệ sĩ Phạm Thị Ngọc Trâm mang đến triển lãm các tác phẩm “Thêu câu chuyện Hội An”, “Trà Sen” mà ở đó khán giả sẽ được thưởng thức vẻ đẹp nên thơ, nhẹ nhàng của làng quê, đô thị Việt Nam. Các tác giả Muhubo Salieman, Dylan Martorell và Chaco Kato (Úc) đã mang đến triển lãm tác phẩm đan dệt bằng tay với chất liệu và ý tưởng khá tương đồng với văn hóa Việt Nam.

Tiến sĩ Grace McQuilten, thuộc nhóm nghiên cứu Nghệ thuật Đương đại & Chuyển đổi Xã hội RMIT (CAST) cho biết thông qua sự hợp tác này, các nghệ sĩ và nghệ nhân tham gia buổi triển lãm đã thể hiện nhiều ý tưởng đa dạng để cùng hỗ trợ cộng đồng thông qua việc kết nối trên mạng xã hội, hỗ trợ phát triển, thích nghi với các thay đổi nghệ thuật và văn hóa, khuyến khích các nền kinh tế mới sáng tao.

Và VFCD 2020 còn rất nhiều, rất nhiều sự kiện thú vị, độc đáo, có thể tham khảo thêm tại https://vfcd.events/vi/.

Nghê nhân Nguyễn Tấn Phát - Tác phẩm “Tượng gà”, “Tượng gà ấp trứng” và “Tượng ốc sên”

Đó là nhận xét của giáo sư Julia Gaimster - Trưởng khoa Truyền thông & Thiết kế Đại học RMIT - Đại diện Ban tổ chức VFCD 2020. “Ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Để cạnh tranh được với thế giới, Việt Nam cần nuôi dưỡng và cho các quốc gia khác thấy tài năng sáng tạo của đất nước. Tôi hy vọng liên hoan sẽ giúp thay đổi nhận thức toàn cầu, chuyển đổi từ ‘sản xuất tại Việt Nam’ sang ‘chế tác, đổi mới và thiết kế tại Việt Nam’”, Giáo sư Gaimster kỳ vọng.

Cũng theo đại diện Ban tổ chức, nối tiếp liên hoan lần trước do Đại học RMIT tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội, VFCD 2020 này là “nơi tụ hội” của những người quan tâm tới văn hóa và sáng tạo - cả truyền thống và đương đại tại Việt Nam. “Sự kiện này nhằm tôn vinh sự sáng tạo của Việt Nam và cũng là cơ hội để kết nối mọi người và khám phá những tri thức kinh nghiệm mới, đồng thời thảo luận về tương lai của sáng tạo tại Việt Nam”, Bà chia sẻ.

VFCD 2020 là chương trình trọng điểm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 20 năm Đại học RMIT có mặt ở Việt Nam, diễn ra tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh với cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Nguồn: RMIT

Báo Thanh Niên
18.11.2020
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Top