Trước đây, khi cần nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng, anh Phạm Thành Giang - chủ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản tại Hà Nội đã tìm đến một công ty cung cấp dịch vụ bảo mật, an toàn thông tin có tiếng.

Tuy nhiên, do công ty của anh Giang chưa có hạ tầng công nghệ, trước khi xây dựng được hệ thống an ninh mạng, anh phải tìm đến một đơn vị khác để thuê hạ tầng điện toán đám mây nhằm xây dựng “kho” lưu trữ hệ thống dữ liệu. Anh Giang mất khá nhiều thời gian và thủ tục làm hợp đồng với 2 đơn vị khác nhau.

Đó là chưa kể đến việc anh đang muốn xây dựng một chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm chế biến từ nông sản Việt và cần các giải pháp công nghệ cho việc quản lý, vận hành cũng như chăm sóc khách hàng. Anh sẽ lại phải tìm đến một đơn vị cung cấp khác. Anh Giang khá e ngại về việc các nhà cung cấp khác nhau có thể “xung đột” về kỹ thuật và khiến anh mất nhiều thời gian, chi phí hơn nữa.

Giờ đây, việc phải tìm đến nhiều nơi cho các dịch vụ như vậy sẽ không còn xảy ra nếu khách hàng sử dụng hạ tầng điện toán đám mây của Viettel. Ngày 14/10 vừa qua, hệ sinh thái Viettel Cloud đã chính thức ra mắt.

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại lễ ra mắt Viettel Cloud

Tại Việt Nam hơn một thập kỷ qua, điện toán đám mây (cloud) đã trở thành một khái niệm quen thuộc. Dù không phải ai cũng hiểu chính xác điện toán đám mây là gì, nhưng khi làm việc trong môi trường văn phòng công sở, hầu như từ cá nhân cho đến doanh nghiệp đều từng sử dụng dịch vụ cloud của một nhà cung cấp nào đó. Vì lưu trữ là dịch vụ phổ biến nhất trong bối cảnh bùng nổ dữ liệu nên người ta thường hình dung về cloud như một cái kho lưu trữ dữ liệu khổng lồ trên không gian mạng.

Thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ cloud đưa ra 3 mô hình cơ bản: IaaS (cơ sở hạ tầng như một dịch vụ), PaaS (nền tảng như một dịch vụ) và SaaS (Phần mềm như một dịch vụ). Trong khi các Big Tech trên thế giới như Amazon, Microsoft, Google… đã cung cấp đầy đủ dịch vụ từ lâu thì các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp một mô hình hoặc có đủ cả 3 nhưng tách biệt chứ không cùng một hệ sinh thái.

Thế nhưng, kể từ khi Viettel Cloud ra mắt, điều này đã thay đổi. Lần đầu tiên, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam, do người Việt Nam làm chủ công nghệ, đã tích hợp toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái cloud với trung tâm dữ liệu (data center), các nền tảng công nghệ, các phần mềm dịch vụ trên cloud cho đến các công nghệ bảo mật, dịch vụ quản trị, vận hành.


Hệ sinh thái sản phẩm Viettel Cloud cung cấp hơn 70 sản phẩm dịch vụ trải rộng từ các dịch vụ ở mức hạ tầng vật lý như cho thuê chỗ đặt, cho tới các nền tảng dịch vụ như các AI platform (Nền tảng trí tuệ nhân tạo) và IoT platform (Nền tảng Internet vạn vật). Hệ sản phẩm này gồm 5 nhóm: Cloud Infrastructure - Hạ tầng điện toán đám mây, Cloud Platform - Nền tảng đám mây, Cloud Software - Ứng dụng đám mây, Managed Services - Tư vấn, triển khai vận hành, Colocation - Trung tâm dữ liệu.

Nói ngắn gọn, hệ sinh thái Cloud mới của Viettel có đầy đủ các dịch vụ từ hạ tầng, an ninh mạng, các dịch vụ lớp giữa và các dịch vụ khác… không thua kém Amazon, Microsoft hay Google. Ví dụ, ở phân khúc dịch vụ lớp hạ tầng với 29 dịch vụ, Viettel Cloud cung cấp tới 7 mô hình dịch vụ khác nhau, phục vụ cho từng nhu cầu đặc thù của cơ quan Chính phủ, Bộ ban ngành hay doanh nghiệp, khách hàng cá nhân.

Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ tại lễ ra mắt Viettel Cloud: "Chúng tôi rất ủng hộ những đơn vị lớn và uy tín như Viettel cung cấp hệ sinh thái Cloud tại Việt Nam".

Sự ra đời của hệ sinh thái Viettel Cloud là cực kỳ cần thiết ở Việt Nam trong bối cảnh Chính phủ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số bởi lẽ để có thể kiến tạo xã hội số thì bước đầu tiên cần phải kiến tạo hạ tầng số.

Theo các chuyên gia, nếu như hạ tầng viễn thông truyền thống là hạ tầng thiết yếu của xã hội 10 năm trước thì tại thời điểm này, hạ tầng số là thiết yếu cho xã hội số. Trong đó, điện toán đám mây là hạ tầng chính của hạ tầng số, là yếu tố quyết định việc dữ liệu Việt Nam sẽ được lưu trữ và xử lý tại lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay, 80% dữ liệu “trên mây” của người Việt đang nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại với máy chủ đặt tại nước ngoài.

Tại buổi lễ ra mắt Viettel Cloud, lãnh đạo Tập đoàn này tiết lộ thực tế Viettel đã bắt đầu nghiên cứu và triển khai hạ tầng điện toán đám mây nội bộ từ năm 2018 dựa trên các công nghệ mở. Tới năm 2020, quy mô hạ tầng điện toán đám mây nội bộ này đã vươn lên con số gần 1 triệu vCPU, với hơn 80% hạ tầng dịch vụ công nghệ thông tin truyền thống được cắt chuyển, hiện đại hóa nhờ các công nghệ điện toán đám mây.

Tập đoàn Viettel sở hữu công ty thành viên là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên ở Việt Nam, và cũng lớn nhất trong các công ty trong nước. Hiện tại, Viettel là một trong những cái tên hàng đầu được các khách hàng tìm đến khi có nhu cầu xây dựng trung tâm dữ liệu hay thuê hạ tầng điện toán đám mây.

Tuy nhiên, nhìn từ trường hợp của anh Phạm Thành Giang, nhu cầu của một doanh nghiệp không chỉ có hạ tầng điện toán đám mây. Họ muốn có các ứng dụng tích hợp ngay trên nền tảng hạ tầng đó để sử dụng, giảm thiểu thời gian và chi phí cũng như thuận lợi cho hoạt động quản trị vận hành.

Giống như trong nhiều lĩnh vực, trong công nghệ, xu hướng “all in one” hay tích hợp đa nền tảng đã trở thành xu hướng toàn cầu. Cloud ngày nay không chỉ là hạ tầng, nó đã trở thành nền tảng tích hợp nhiều ứng dụng phần mềm hay có thể gọi một cách dễ hiểu là “siêu chợ” (market place) trên mây, một điểm đến – đa dịch vụ (one stop shopping) cho khách hàng.

Ông Lê Quang Hiếu, Giám đốc Công nghệ Viettel Cloud chia sẻ tại lễ ra mắt: "Bên cạnh việc tuân thủ, đạt các chuẩn quốc tế cao nhất để phục vụ tốt nhất cho khách hàng Việt, Viettel Cloud cũng sẵn sàng mở rộng, tích hợp công nghệ với các hãng khác trên thế giới để phù hợp hơn nữa nhu cầu của khách hàng nước ngoài tại Việt Nam".

Bên cạnh việc cung cấp hạ tầng cloud, Tập đoàn Viettel cộng hưởng sức mạnh của rất nhiều công ty thành viên nghiên cứu chuyên sâu các mảng công nghệ khác nhau để cung cấp nhiều dịch vụ thiết yếu trên không gian mạng như an ninh mạng, giải pháp số cho doanh nghiệp và các tổ chức, ứng dụng chuyển đổi số cho ngành giáo dục, y tế, giao thông...

Chính vì thế, khi "đóng gói" tất cả các dịch vụ này trong một hệ sinh thái, Viettel Cloud trở thành một "market place" để các bên thứ 3 như doanh nghiệp của anh Giang có thể tự thao tác qua giao diện web. Họ chỉ cần lựa chọn, click chuột và nhận kết quả trong vòng vài phút.

Và như vậy, bên cạnh dòng sản phẩm cơ bản ở lớp hạ tầng, Viettel Cloud tiếp tục cung cấp các nền tảng đa dạng với 20 dịch vụ, từ nền tảng công nghệ hỗ trợ các nhà phát triển (PaaS), quản trị viên chuyên nghiệp tới các nền tảng dịch vụ và phần mềm (SaaS) như IoT, AI.

Việc tạo ra hệ sinh thái Cloud này rõ ràng đã tạo ra bước nhảy vọt cho dịch vụ cloud của Viettel với quy mô lớn hơn, sản phẩm đa dạng hơn, mang lại nhiều giá trị hơn.

Các chuyên gia đánh giá, việc thành lập hệ sinh thái Viettel Cloud là cam kết mạnh mẽ của một tập đoàn lớn với trách nhiệm tạo nên một sản phẩm công nghệ Make in Việt Nam đạt trình độ quốc tế. Nhờ hệ sinh thái cloud này, Viettel có thể cung cấp các dịch vụ tạo giá trị cao cho xã hội cũng như niềm tin cho người dân và Chính phủ nếu như các dữ liệu của người Việt được trở về lưu trữ tại Việt Nam.

Không chỉ dừng lại với hệ sinh thái Make in Vietnam do người Viettel làm chủ, Viettel Cloud vẫn sẵn sàng mở rộng, tích hợp công nghệ của mình với các đối tác thế giới để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đầu tư tại Việt Nam.

Trên thực tế, để tạo thành một "đối trọng" với các Big Tech nước ngoài trên thị trường cloud Việt Nam không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, hệ sinh thái Viettel Cloud cũng có những điểm mạnh riêng, cộng với các yếu tố mang tính địa phương đặc thù.

Trong số các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây nội địa, Viettel Cloud sở hữu hạ tầng trung tâm dữ liệu nhất Việt Nam với 13 trung tâm, quy mô hơn 9.000 rack trên 60.000 m2 mặt sàn. Tới năm 2025, Viettel Cloud sẽ được đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng để mở rộng quy mô lên 17.000 rack.

Chia sẻ tại lễ ra mắt Viettel Cloud, ông Luke Treloar, lãnh đạo mảng tư vấn chiến lược KPMG Việt Nam và Cambodia cho biết, an toàn/an ninh mạng là yếu tố rất quan trọng với các doanh nghiệp, tổ chức khi lựa chọn dịch vụ cloud.

Theo lộ trình, tới năm 2030, Viettel sẽ nâng mức đầu tư lên 40.000 tỷ đồng với quy mô 34.000 rack. Toàn bộ hạ tầng trung tâm dữ liệu tuân thủ, đạt các tiêu chuẩn quốc tế ANSI/TIA-942-B:2017 Rated-3 Constructed Facilities - tiêu chuẩn dùng để đánh giá tất cả các khía cạnh của trung tâm dữ liệu vật lý bao gồm vị trí, kiến trúc, an ninh, an toàn chống cháy, điện, cơ khí và viễn thông.

Với nền tảng là doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Việt Nam, Viettel Cloud có lợi thế nhờ sở hữu năng lực kết nối siêu băng rộng với đường trục cáp quang lớn nhất Đông Dương, 5 tuyến cáp quang biển quốc tế với dung lượng lớn nhất Việt Nam và hơn 500.000 km cáp quang phủ khắp 63 tỉnh, thành phố.

Yếu tố hạ tầng rộng (gồm cả cloud lẫn viễn thông) là nhân tố giúp cho các khách hàng trong nước tin tưởng hơn khi lựa chọn một nhà cung cấp nội địa đã có đầy đủ các dịch vụ điện toán đám mây trên hệ sinh thái Viettel Cloud.

Tiếp đến, một yếu tố rất quan trọng khi khách hàng chọn Viettel Cloud là an toàn và an ninh mạng. Ông Luke Treloar - lãnh đạo mảng tư vấn chiến lược KPMG Việt Nam và Cambodia – trong lễ khai trương Viettel Cloud ngày 14/10, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố này khi khách hàng – đặc biệt là các tổ chức hay doanh nghiệp, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cloud.

Hiện tại, Viettel Cloud là hệ sinh thái có công nghệ bảo mật, tin cậy đạt chuẩn quốc tế với các chứng chỉ ISO, tiêu chuẩn bảo mật cho thương mại điện tử và là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ AICPA SOC1, 2, 3 của Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA). Đặc biệt, Viettel là doanh nghiệp hàng đầu có kinh nghiệm triển khai các sản phẩm đạt an toàn thông tin cấp độ 4.

Bên cạnh đó, Viettel Cloud còn sở hữu đội ngũ kỹ sư, chuyên gia về cloud tại Việt Nam với quy mô trên 500 nhân sự, cùng với gần 1.000 nhân sự công nghệ thông tin, quản trị mạng và an toàn thông tin. Đội ngũ này đã có kinh nghiệm triển khai và vận hành khai thác hệ thống viễn thông và CNTT tại 11 quốc gia trên thế giới, với quy trình vận hành chuẩn quốc tế khắt khe nhất.

Ưu thế về an toàn của Viettel Cloud còn được bổ sung với tiêu chuẩn bảo mật theo quy định của Việt Nam. Hiện tại, Viettel đã đạt chứng nhận bảo mật an toàn thông tin cấp độ 4 dành cho Chính phủ và đủ tiêu chuẩn phục vụ khối khách hàng bộ, ban, ngành, các cơ quan Nhà nước.

Trên thực tế, các nhà cung cấp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ cloud tại Việt Nam có thể gặp khó với cách vận hành kinh doanh kiểu bản địa. Điều này đặc biệt gia tăng trong bối cảnh các quy định về Luật An ninh mạng, bảo vệ an toàn dữ liệu tại Việt Nam đã có hiệu lực. Trong khi đó, Viettel Cloud cũng như các nhà cung cấp Việt Nam nói chung có lợi thế về điểm này.

Từ ngày 1/10/2022, Nghị định 53/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng có hiệu lực. Theo đó, các loại dữ liệu Internet phải được lưu trữ tại Việt Nam. Việc Viettel Cloud ra đời, xác lập vị thế quy mô và năng lực trên thị trường dịch vụ cloud là một điều quan trọng song hành cùng Nghị định của Chính phủ.

Nguồn: Viettel

Báo Thanh Niên
03.11.2022
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Top