'Chạm trán' nhiều tàu Trung Quốc ở Trường Sa

Ra Trường Sa, thường xuyên gặp các tàu của Trung Quốc hoạt động với đủ chủng loại: tàu cá, tàu kéo, khảo sát biển, hải cảnh, hải giám, hải tuần và cả tàu chiến đấu...

Với các ngư dân Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên chuyên đánh bắt hải sản ngoài Trường Sa, việc "chạm trán" tàu Trung Quốc đã trở thành... cơm bữa.
Ông Trần Quang Phố (43 tuổi, ở xã Long Hải, Phú Quý, Bình Thuận), thuyền trưởng tàu BTh-96689.TS đã có thâm niên hơn 20 năm đánh bắt hải sản tại ngư trường Trường Sa cho biết, số lượng các tàu Trung Quốc tăng đột biến ở vùng biển Trường Sa bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2013, khi họ tập trung các loại tàu thuyền bồi đắp, xây dựng trái phép trên 7 bãi đá cưỡng chiếm của Việt Nam từ hồi cuối những năm 80. Tăng đột biến là các tàu cá bọc sắt. 
Một tàu cá bọc sắt đang kéo lưới trên vùng biển Trường Sa
Chiếc tàu mang số hiệu 10288, tuy cũ kỹ nhưng có thiết bị liên lạc vệ tinh Vsat

Trước thời điểm 2013, các tàu cá Trung Quốc đi thành tốp 3-5 chiếc với tàu hậu cần để hỗ trợ nhau đánh bắt dài ngày. Nhưng gần đây, do đã cơ bản hoàn tất việc xây dựng trái phép ở các bãi đá, các tàu cá thường đi riêng lẻ và dễ dàng cập vào âu tầu trong bãi để tiếp tế, nghỉ ngơi. Đặc biệt, nhiều tàu cá bọc sắt không chỉ đơn thuần đánh bắt hải sản mà thường xuyên đi sát các đảo của Việt Nam dò la.
Tàu cá Trung Quốc khởi động máy dọa nạt khi tàu VN tiến đến gần

Cùng với tàu cá, gần đây phía Trung Quốc cũng đưa nhiều tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần ra hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một số hình ảnh tàu thuyền Trung Quốc do PV - CTV Báo Thanh Niên ghi được trong các chuyến công tác tại Trường Sa, tháng 5 và 6.2016.
 
Tàu cá bọc sắt 20006 cũng gắn thiết bị Vsat
Các tàu cá Trung Quốc đều được gắn máy công suất lớn nên chạy rất nhanh
Tàu cá 72131 với hệ thống dàn điện lên đến vài trăm bóng
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc từ xa qua hệ thống vây giăng lưới ở 2 bên mạn tàu
Một tàu cá Trung Quốc có hệ thống kéo lưới chuyên dụng sau lái
Tàu đánh cá khủng của Trung Quốc trên vùng biển Trường Sa, được gọi là "tàu mẹ". Mỗi khi tới điểm đánh bắt "tàu mẹ" dừng lại thả các xuồng nhỏ ("tàu con") xuống biển, tỏa đi đánh bắt, xong lại cẩu hoặc kéo "tàu con" đến điểm đánh bắt khác. "Tàu mẹ" còn có chức năng bảo đảm hậu cần dài ngày và thu mua hải sản...
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều tàu cá Trung Quốc xóa số hiệu, chuyên hoạt động quanh các đảo trong toàn quần đảo Trường Sa
Đây là chiếc tàu cá xóa số hiệu, nghi là tàu giả dạng làm nhiệm vụ trinh sát
Chiếc tàu này thường vo ve tiến vào gần đảo Phan Vinh của Việt Nam
Một tàu cá bọc sắt xóa số hiệu của Trung Quốc ở gần đảo Sinh Tồn của Việt Nam
Ban đêm, các tàu cá Trung Quốc bật hết hệ thống đèn và có thể phát hiện ra chúng từ khoảng cách vài chục km
Tàu kéo Trung Quốc hoạt động ở bãi đá Huy Gơ mà Trung Quốc cưỡng chiếm của VN năm 1988
Tàu kéo khác của Trung Quốc lao ra ngăn cản tàu VN đi sát đá Gạc Ma
Tàu nghiên cứu biển 20026 và Hải cảnh 3501 neo đậu cạnh bãi Gạc Ma
Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc tiến sát tàu VN trên vùng biển Trường Sa. Một số người đi trên tàu ra hẳn boong trước để quay phim, chụp hình

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.