Đón Tết cùng lính biển - Kỳ 2: Bám biển cùng Trường Sa 22

07/02/2016 16:29 GMT+7

Những ngày Tết Bính Thân 2016, tàu Trường Sa 22 (Hải đội 411, Bộ tư lệnh (BTL) Vùng 4 Hải quân vẫn đang làm nhiệm vụ trực chiến tại vùng biển Sinh Tồn Đông, Trường Sa và bộ đội tàu cùng đón Tết giữa biển.

Những ngày Tết Bính Thân 2016, tàu Trường Sa 22 (Hải đội 411, Bộ tư lệnh (BTL) Vùng 4 Hải quân vẫn đang làm nhiệm vụ trực chiến tại vùng biển Sinh Tồn Đông, Trường Sa và bộ đội tàu cùng đón Tết giữa biển.

Đại úy Nguyễn Xuân Thắng, thuyền trưởng tàu Trường Sa 22 thắp hương bàn thờ Tết, trên buồng lái - Ảnh: Mai Thanh HảiĐại úy Nguyễn Xuân Thắng, thuyền trưởng tàu Trường Sa 22 thắp hương bàn thờ Tết, trên buồng lái - Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngay từ khi nhận mệnh lệnh ra Trường Sa trực chiến, cán bộ chiến sĩ tàu Trường Sa 22 đã tất bật chuẩn bị cho Tết Bính Thân, tuy rằng thời gian đến Tết có đến vài tháng. Ngoài bánh mứt kẹo, anh em còn ra khắp các chợ ở TP.Cam Ranh, TP.Nha Trang (Khánh Hòa) lùng mua lá dong để gói bánh chưng, đảm bảo hương vị Tết trên biển như trong đất liền. Ác nỗi, thời điểm tàu nhổ neo cách Tết đến cả tháng, nên đành mua lá chuối, đóng túi ni lông hút chân không và để trong ngăn đá cho tươi, dùng gói bánh chưng thay lá dong. 
Cán bộ tàu Trường Sa 22 gói bánh chưng - Ảnh: Mai Thanh Hải 

Nói đến các tàu trực của Hải quân Việt Nam, người ta chỉ đúc kết trong bất chữ "Anh hùng", nhưng với Trường Sa 22, phải thêm từ "Gan góc", bởi tàu có trọng tải 1.000 tấn, sản xuất từ nhiều năm trước, bên cạnh nhiệm vụ chính là vận tải hàng hóa, còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ đặc biệt khác, trong đó có nhiệm vụ trực chiến trên biển Trường Sa hoặc nhà giàn DK1, có khi biền biệt 6-7 tháng trời trên biển. Rất nhiều chiến công của Trường Sa 22 đã được ghi danh trong lịch sử Hải đội 411, BTL Vùng 4 Hải quân và rất ít người được biết đến, do đặc thù nhiệm vụ.
Tàu Trường Sa 22 trực trên biển Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải 

Những ngày gần Tết, ngoài nhiệm vụ trực canh trên biển, sẵn sàng cứu hộ cứu nạn, làm các nhiệm vụ đột xuất, cán bộ chiến sĩ tàu Trường Sa 22 còn tất bật dựng phòng đón xuân, chăm tưới vườn rau và gói nấu bánh chưng. Do trên tàu có một số chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự, lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, lại trên biển nên đại úy Nguyễn Xuân Thắng, thuyền trưởng tàu Trường Sa 22 quyết định cho dựng phòng đón xuân ngoài boong để cán bộ chiến sĩ có chỗ tập trung đông đủ, ấm cúng và sinh hoạt tập thể vui tươi như trong đất liền. Thế nhưng, buổi trưa hôm qua (28 Tết, ngày 6.2) giông lốc dữ dội bất ngờ khiến anh em nháo nhào nai lưng ra "bảo vệ" bàn thờ, mâm ngũ quả và phông màn, biển chữ rơi rụng, xộc xệch, sáng hôm nay (29 Tết) cả tàu dậy sớm, tập trung dựng lại phòng đón xuân, cũng hoành tráng như hôm qua, để đón giao thừa - ngày Tết đủ đầy.
Đại úy Nguyễn Xuân Thắng mới nhận nhiệm vụ thuyền trưởng tàu Trường Sa 22, anh tâm sự: "Năm nay trên cương vị chỉ huy, phải dẹp bỏ mọi lo toan cá nhân, để lo cho anh em cái Tết tốt nhất có thể" và rất thật: "10 năm công tác trong Quân chủng Hải quân, ngay khi tốt nghiệp Học viện Hải quân, nhưng tôi đã đón 7-8 cái Tết trên biển, nên cũng quen. Trên tàu cũng có rất nhiều anh em đã từng đón Tết ngoài biển, có khi hơn 10 năm. Chỉ thương mấy chiến sĩ trẻ lần đầu tiên xa nhà, lại phải ăn Tết trên biển".
Nắng gió, bão táp nung người lính tàu đen cháy, khô khốc - Ảnh: Mai Thanh Hải 

Những ngày Tết, do chồng ăn Tết ngoài biển, nên vợ đại úy Thắng (công tác ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) phải khóa cửa phòng trọ ở thị trấn Cam Đức, một mình bắt xe khách ngược ra Bắc, ăn Tết ở cả Thanh Hóa và Ninh Bình, với cả hai bên ông bà nội ngoại...
Nụ cười vẫn tươi rói, trên những khuôn mặt lính biển - Ảnh: Mai Thanh Hải 

Ngày cuối năm trên vùng biển Trường Sa, con tàu cũng mang tên Trường Sa vẫn gan góc bám biển và những người lính dù già hay trẻ, cùng dẹp hết mọi nỗi niềm nhớ bố mẹ, vợ con, người thân để tinh tường quan sát, canh giữ từng sải nước, mét san hô và cùng quây quần bên nồi bánh chưng gói lá chuối mới vớt, phòng đón xuân mới dựng lại, rổ rau mới được cẩn thận hái từ vườn tăng gia, cho xanh bữa ăn chiều 29 Tết.
Tết với họ là chan hòa tình nghĩa và không để Tổ quốc bị bất ngờ, ngay trong những ngày xuân...
Tàu Trường Sa 22 trọng tải 1.000 tấn, đã sử dụng nhiều năm nay và đảm nhiệm đa nhiệm vụ, trên mọi vùng biển của Tổ quốc - Ảnh: Mai Thanh Hải 
Những ngày Tết trực trên biển, bộ đội tàu phải dùng lá chuối (đã chuẩn bị trước vài tháng) để gói bánh chưng, thay lá dong - Ảnh: Mai Thanh Hải
Thành phẩm là những chiếc bánh chưng vuông vắn, xinh xắn - Ảnh: Mai Thanh Hải
2 chiến sĩ mới của tàu lần đầu tiên xa nhà, lần đầu tiên ăn Tết trên biển. Đó là chiến sĩ Nguyễn Trọng Quyền (quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và chiến sĩ Bùi Văn Nam (quê Quảng Yên, Quảng Ninh) - Ảnh: Mai Thanh Hải
Bàn thờ Tết của tàu, đầy đủ và ấm cúng - Ảnh: Mai Thanh Hải
Phòng đón xuân có đủ bánh kẹo, gói quà vá nhất là câu đối, cây mai vàng tự làm - Ảnh: Mai Thanh Hải
Bữa cơm cúng Tất niên trưa 30 Tết mang đậm hương vị quê nhà: bánh chưng, miến nấu măng, nem rán, giò heo và nhất là đĩa dưa chua - Ảnh: Mai Thanh Hải
Chiến sĩ mới của tàu chuẩn bị bàn thờ trên buồng lái - Ảnh: Mai Thanh Hải
Vườn rau tăng gia phía sau tàu Trường Sa 22, đảm bảo một phần rau xanh cho bộ đội tàu những ngày Tết - Ảnh: Mai Thanh Hải
Những ngày Tết, bộ đội tàu Trường Sa 22 tăng cường việc trực canh, quan sát và sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác - Ảnh: Mai Thanh Hải
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.