Tại sao smartphone Android càng dùng càng chậm?

27/01/2016 08:07 GMT+7

Qua thời gian dài sử dụng, smartphone Android thường có hiện tượng chạy chậm đi một cách rõ rệt. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

Qua thời gian dài sử dụng, smartphone Android thường có hiện tượng chạy chậm đi một cách rõ rệt. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

Tại sao smartphone Android càng dùng càng chậm? - Ảnh: ReutersTại sao smartphone Android càng dùng càng chậm? - Ảnh: Reuters
Phần mềm và ứng dụng ngày càng nặng nề

Qua thời gian dài sử dụng, smartphone Android liên tục được nâng cấp, cập nhật về cả phần mềm lẫn ứng dụng. Do đó, máy sẽ luôn nặng nề và chạy chậm dần theo thời gian. Ví dụ, khi nâng cấp hệ điều hành Android, smartphone sẽ thường xuyên phải cập nhật những phần mềm đôi khi không cần thiết.

Hoặc đơn giản là nhà sản xuất sẽ cố tình bổ sung thêm nhiều ứng dụng chạy trong nền khiến máy dần chậm chạp theo thời gian. Hoặc ngay cả khi chưa cập nhật, các ứng dụng chạy trong smartphone liên tục phải trao đổi những dữ liệu mới, nâng cấp các phiên bản mới cũng là một nguyên nhân.

Nhìn chung, dù có cố gắng tải về các phần mềm mới hơn, các phiên bản mới hơn, ứng dụng sẽ luôn là gánh nặng cho smartphone Android. Và thời gian qua đi, các trang web cũng trở nên nặng nề hơn, ứng dụng luôn đòi hỏi nhiều RAM hơn, trò chơi cũng yêu cầu phần cứng cao cấp hơn.
Cài quá nhiều ứng dụng khiến smartphone Android ngày càng chậm - Ảnh: Reuters
Ứng dụng nền

Thông thường, các nhà phát triển ngày càng tung ra nhiều ứng dụng, số lượng ứng dụng sẽ khiến bộ nhớ luôn ì ạch trên smartphone. Mà điển hình ứng dụng tiêu tốn nhiều tài nguyên nhất (bộ nhớ, CPU) chính là các ứng dụng chạy trong nền. Nếu cài đặt các ứng dụng này, thiết bị sẽ ngày một chậm lại.

Tuy nhiên, không phải ứng dụng chạy nền nào cũng có hại. Thực chất, ứng dụng chạy nền xuất phát từ khả năng đa nhiệm trên smartphone. Cho phép máy xử lý nhanh hơn, cùng lúc thực hiện được nhiều tác vụ. Nhưng mặt hại là tiêu tốn nhiều tài nguyên trên Android mà người dùng không hay biết.

Tất nhiên, để kiểm tra các ứng dụng chạy nền, người dùng có thể truy cập vào màn hình ứng dụng trong phần cần đặt, chuyển chúng thành chế độ khác. Hoặc đơn giản hơn là gỡ bỏ các ứng dụng cài đặt. Cần lưu ý, những ứng dụng không tiêu tốn tài nguyên nên giữ lại.
Ứng dụng chạy nền cũng là thủ phạm không thể bỏ qua - Ảnh: Reuters
Không gian lưu trữ hạn hẹp

Thông thường, bộ nhớ trên smartphone được chia thành 2 dạng, bộ nhớ trong với ổ SSD cho di động, và thẻ nhớ ngoài, được hiểu như các không gian lưu trữ thêm. Nếu smartphone Android đang rơi vào trường hợp thứ nhất, nghĩa là ổ SSD đã đầy, việc thiết bị chạy chậm dần sẽ là điều dễ hiểu.

Trên thực tế, khả năng trao đổi dữ liệu trên smartphone Android bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dung lượng ổ cứng. Khi SSD đã đầy, quá trình trao đổi thường diễn ra chậm hơn, khiến toàn bộ hoạt động của thiết bị chậm dần theo. Tất nhiên, chúng ta có thể thường xuyên kiểm tra dung lượng bộ nhớ smartphone.

Chỉ việc truy cập vào phần cài đặt, tìm mục bộ nhớ. Tại đây, chúng ta sẽ biết chính xác còn bao nhiêu dữ liệu là bộ nhớ trong đầy, ứng dụng nào đang chiếm hữu nhiều dung lượng nhất. Từ đó, đưa ra quyết định sẽ xóa ứng dụng, phần mềm nào, trả lại bộ nhớ linh hoạt cho smartphone Android.
Bộ nhớ hạn hẹp cũng là một yếu tố đáng lưu tâm - Ảnh: Reuters
SSD không hỗ trợ TRIM

Trước hết, cần phải khẳng định TRIM là một công nghệ cao cấp giúp cải thiện tốc độ ghi và đọc dữ liệu trên các ổ SSD di động. Nếu smartphone Android được tích hợp công nghệ này, chắc chắn thiết bị sẽ hoạt động nhanh hơn, đặc biệt là khi so sánh với các ổ đĩa cứng cơ học thông thường.

Về cơ bản, những smartphone có tuổi đời lớn thường chưa, hoặc không hỗ trợ công nghệ TRIM trên các ổ SSD. Được biết, chỉ các smartphone đang chạy nền tảng Android 4.3 trở lên, hoặc có thể cập nhật lên phiên bản này mới hỗ trợ TRIM. Bằng không, tốc độ đọc, ghi dữ liệu khó lòng được cải thiện.

Cách duy nhất để người dùng khắc phục nhược điểm trên đó là thực hiện root (bẻ khóa) máy. Tuy nhiên, với từng dòng máy khác nhau, smartphone Android sẽ có cách root khác nhau. Và nếu thiếu hiểu biết về root điện thoại, quá trình hỏng hóc hoặc xảy ra sự cố ngoài mong đợi là rất cao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.