8 trẻ em Việt chết đuối mỗi ngày: Hạn chế tai nạn đuối nước

13/07/2016 19:31 GMT+7

Theo thống kê, trên cả nước tính trung bình mỗi ngày có 8 trẻ em chết đuối (hay gọi là đuối nước), nếu tính cả năm con số này xấp xỉ 3.000 trẻ chết đuối, cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao.

Theo thống kê, trên cả nước tính trung bình mỗi ngày có 8 trẻ em chết đuối (hay gọi là đuối nước), nếu tính cả năm con số này xấp xỉ 3.000 trẻ chết đuối, cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao. 
Tỷ lệ chết do đuối nước chỉ đứng sau số người chết do tai nạn giao thông. Việc này đã tồn tại từ nhiều năm nay, đã có nhiều giải pháp nhưng chưa hiệu quả.
Nguyên nhân chủ yếu đó là do nhận thức về giáo dục thể chất của nhiều thế hệ còn rất hạn chế, thay vì cần trang bị kỹ năng vận động cho con trẻ như chạy, bơi và chơi các môn thể thao khác để rèn luyện sức khỏe, đồng thời giúp trẻ có kỹ năng giảm thiểu tai nạn, nhất là đuối nước thì các bậc làm cha mẹ, thầy cô, nhà trường chỉ quan tâm đến học văn hóa.
Nguyên nhân thứ hai là ngành giáo dục chưa đưa các môn thể thao vào học bắt buộc, nhất là đối với môn bơi lội. Chính vì các trường học không có bể bơi, nhiều trường không có sân vận động, nên học sinh, sinh viên thiếu phát triển thể lực, một số ít vận động có dinh dưỡng tốt thì bị mắc bệnh béo phì và các bậc học THCS, THPT, đại học có đến 1/2 là không biết bơi.
Giải pháp
Ở Singapore, trẻ được học bơi rất sớm, từ 3 - 5 tuổi. Đặc biệt, việc xã hội hóa công tác giáo dục thể chất luôn được chính phủ Singapore quan tâm và tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân có thể tham gia.
Ở các nước Đức, Anh, Mỹ, Nhật... học sinh, sinh viên luôn được dành thời gian nhất định hằng ngày cho giáo dục thể chất, tập luyện. Riêng các ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật thì tập nhiều và cường độ lớn hơn chứ không chỉ chú trọng học văn hóa như ở VN.
Một là cần thay đổi cách nghĩ của tất cả mọi người đối với giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng. Để mỗi học sinh phát triển tốt về mọi mặt thì phải kết hợp giáo dục đạo đức nhân cách, học văn hóa nhưng rất cần thiết huấn luyện, giáo dục kỹ năng sống và thể chất như bơi, chạy nhảy, leo núi, cứu hộ, cấp cứu… như các nước tiên tiến đã bắt buộc đưa vào trường học.
Hai là trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, khó khăn về con người thì ngành giáo dục phải phối hợp với các ngành khác như thể thao, UBND các cấp, các tổ chức xã hội… một cách chặt chẽ, phải đưa bơi lội và một số môn khác vào học bắt buộc, ít nhất là từ ngay khi học THCS.
Ba là nhà nước cần quan tâm chỉ đạo về công tác giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, phải trang bị cho trẻ đủ sức khỏe trí lực và đạo đức sau này sẵn sàng làm được nhiều nghề khác nhau. Việc này nói thì dễ, song thực hiện lại rất khó bởi ở những vùng nông thôn nhiều ao, hồ, sông, ngòi thì các gia đình luôn chủ động dạy các em bơi từ khi nhỏ, còn ở thành phố, nhiều nơi khu dân cư có từ 5.000 - 10.000 người sinh sống mà không có nổi một bể bơi thì trẻ em học bơi ở đâu? Quỹ đất dành cho thể thao ngày càng bị thu hẹp.
Thứ tư là trước mắt các cơ sở giáo dục, các địa phương có thể xây dựng bể bơi thông minh. Loại bể bơi này có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, vừa tiết kiệm nhưng vẫn đạt hiệu quả trong công tác phổ cập bơi cho trẻ em. Bên cạnh đó, chúng ta cần tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có như các trung tâm huấn luyện thể dục thể thao quốc gia, khu liên hợp thể thao quốc gia, các nhà thi đấu ở các tỉnh... Ngoài việc đào tạo huấn luyện vận động viên, còn phải dành cho người dân tập luyện hằng ngày.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.