'Cô bộ đội cứu bé gái' và chuyện vợ chồng 35 năm gọi: anh - em
08/03/2016 08:01 GMT+7
Trở về đời thường bình dị, lại bị tai nạn lao động nhưng người phụ nữ Bùi Thị Mùi - 'Cô bộ đội bế đứa bé' cùng chồng vẫn gắn bó ngọt bùi. Sau 35 cưới nhau, cặp vợ chồng này vẫn như ngày còn son: gọi anh, xưng em.
Tự động phát
'Cô bộ đội bế đứa bé' là tấm ảnh của tác giả Trần Mạnh Thường chụp ngày 24.2.1979 tại ngã ba Khâu Đồn trong những ngày nổ ra chiến tranh biên giới. Cô bộ đội ngày ấy, giờ là người phụ nữ bình dị cùng chồng.
37 năm, đã lấy đi tuổi trẻ và sức khỏe của cô bộ đội kiên cường ngày nào. Ông Long, chồng bà Mùi thường kéo chân bà ra giữ chặt để giảm đau. Hai ông bà không có con nên mọi sinh hoạt đều do một tay ông Long lo toan - Ảnh: Độc Lập |
37 năm trôi qua kể từ ngày 17.2.1979, ngày lính Trung Quốc bất ngờ tấn công ồ ạt, đồng loạt 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta. Khi đó, tại mặt trận Cao Bằng, tấm hình lịch sử 'Cô bộ đội bế đứa bé' nổi tiếng của tác giả Trần Mạnh Thường chụp vào ngày 24.2.1979 tại ngã ba Khâu Đồn đã khắc họa chân thật về tính tàn khốc những ngày xảy ra chiến tranh biên giới, quân - dân ta cùng đồng lòng hợp sức chống lại quân xâm lược Trung Quốc, quân xâm lược giết hại không trừ một ai chúng gặp trên đường kể cả đứa bé chưa đầy 3 tuổi.
VIDEO: Nghẹn ngào cô bộ đội và em bé trong bức ảnh hội ngộ sau 37 năm - Thực hiện: Lê Quân - Minh Hoàng
|
Bà Bùi Thị Mùi - cô bộ đội năm xưa tình nguyện nhập ngũ vào tháng 11.1976, khi vừa tròn 18 tuổi là chiến sĩ thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 19 vận tải, trực thuộc sư đoàn 346, Quân khu 1, nay tóc đã bạc ở tuổi 58.
Tháng 12.1979 bà Mùi xuất ngũ về địa phương làm công tác kế toán tại UBND xã Đồng Xuân (Thanh Ba, Phú Thọ) và năm 1981 cưới ông Nguyễn Thanh Long (sinh năm 1954), 35 năm vợ chồng nhưng ông bà không có con.
Cô bộ đội tươi trẻ, khỏe mạnh ngày ấy giờ là bà Mùi sống cùng chồng, ông Long. Hai ông bà thủ thỉ, sớm hôm tối lửa tắt đèn bên nhau.
Tháng 3.2015 vừa qua, trong lúc vào rừng lấy củi, bà Mùi bị cây đổ đè qua người gây đa chấn thương. Xuống Việt Trì (Phú Thọ) và Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) chữa trị bà mới thoát chết nhưng phần dưới cơ thể bị liệt phải nằm một chỗ
|
Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn co giật gây đau buốt, ông Long phải kéo chân bà Mùi ra giữ chặt để giảm đau. Hai ông bà không có con nên mọi sinh hoạt đều do một tay ông Long lo toan
|
|
Riết thành quen, ông Long vui vẻ tự coi mình như bác sỹ riêng của vợ. Đang nói chuyện với chúng tôi, bà Mùi bất ngờ kêu ' Anh Long ơi, kéo chân dùm em với'. Tuy tuổi đã lớn nhưng 2 ông bà vẫn gọi nhau bằng anh, xưng em ngọt sớt, như đôi vợ chồng còn son trẻ
|
|
Tuy đã chạy chữa nhiều nơi, hiện nay bệnh của bà Mùi vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, hai chân của bà ngày càng teo tóp. Mỗi ngày ông Long đỡ bà ngồi dậy, vịn thành ghế ngồi khoảng 10 - 15 phút là bà lại phải nằm lại
|
|
Ông Long phải cáng đáng mọi việc trong gia đình, chăm sóc bà Mùi như con thơ. Thấy ông giặt nhiều tấm khăn trắng, chúng tôi hỏi thì ông hài hước trả lời 'Giặt tã cho bé Mùi đó'. Cuộc sống quá vất vả nhưng không đánh bại được người đàn ông luôn lạc quan này
|
|
Không còn đi lấy củi nhiều được như trước, ông Long phải sử dụng cây bắp khô để đốt lửa đun nước, nấu cơm. Ông cho biết trước đây nhà cũng có ruộng lúa, ruộng lạc nhưng từ khi bà Mùi bị tai nạn đã phải bán bớt để chữa bệnh cho bà, tài sản quí giá nhất là 2 con trâu cũng đã phải bán lo thuốc men cho bà Mùi.
|
|
Bà Mùi được hàng xóm rất yêu quí, thỉnh thoảng mọi người lại tranh thủ tạt qua nhà nói chuyện cho bà đỡ buồn khi phải nằm liệt trên giường
|
|
Tuy đôi tay còn khỏe nhưng không ngồi dậy được, tất cả mọi sinh hoạt của bà đều diễn ra trên chiếc giường nhỏ nơi góc nhà
|
|
Vợ chồng bà Mùi mong mỏi một đứa con nhưng đã qua 35 năm chung sống, ước mong này như đã tuyệt vọng. Khi chúng tôi đến và đưa cho ông bà xem thông tin cô bé được bà cứu sống 37 năm trước. Ông bà khấp khởi mừng nghĩ là mình sẽ có một đứa con tinh thần
|
|
Chị Hoàng Thị Thu Hiền - cô bé được bà Mùi cứu sống 37 năm trước nay đã 40 tuổi (là cán bộ UBND xã Hưng Đạo, TP.Cao Bằng) nước mắt lưng tròng thốt lên 2 tiếng 'Mẹ ơi' khi được gặp lại bà Mùi. Cô bộ đội 21 tuổi của 37 năm về trước cũng giàn giụa nước mắt: “Bé ơi! Con lớn thế này rồi ư?”
|
|
Bà Mùi kể lại diễn biến từng chi tiết của ngày 24.2.1979 cho chị Hiền nghe, thời điểm mà chị Hiền được sinh ra 1 lần nữa và bà Mùi đã được làm mẹ chị Hiền 1 ngày. Những địa danh Cao Bằng mà bà đã từng đi qua 37 năm trước được bà hào hứng kể lại
|
|
Bà con hàng xóm nghe tin bà Mùi tìm được cô bé được bà cứu năm xưa tập trung lại chúc mừng 2 'mẹ con' hội ngộ
|
|
Tấm hình lịch sử trong chiến tranh biên giới 'Cô bộ đội bế đứa bé'. Sau 37 năm, nay 2 nhân vật chính đã có dịp chụp lại cùng nhau. Họ tươi cười sau những giọt nước mắt hạnh phúc, gọi nhau là 'mẹ con', để làm thành đoạn kết đẹp của câu chuyện cổ tích giữa đời thường...
|
|
Hai bàn tay ấy ghì chặt lấy nhau, tưởng chừng như không muốn lại vuột mất nhau thêm 1 lần nữa
|
|
Người phụ nữ này kiên cường trong chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc năm xưa, nay đang phải từng ngày chống chọi với bệnh tật và cuộc sống vất vả hàng ngày
|
Tấm hình
độc lập
trung quốc xâm lược
chiến tranh biên giới
17.2.1979
mặt trận cao bằng
tháng 2.1979
cô bộ đội bế đứa bé
Bùi Thị Mùi
Bình luận (0)