Theo văn bản này, các phương tiện ở các huyện An Lão, Hoài Ân và Hoài Nhơn được đề nghị giảm phí qua trạm BOT Bắc Bình Định trên QL1, các phương tiện ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và TX.An Nhơn được đề nghị giảm phí qua trạm BOT Nam Bình Định trên QL1 và các phương tiện ở địa bàn các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh được giảm phí qua trạm BOT trên QL19.
tin liên quan
Tuyến tránh Cai Lậy gần 1.000 tỉ mới hoạt động đã xuất hiện nhiều ổ gàChỉ mới đưa vào hoạt động chưa lâu, chừng 1 tháng nhưng tuyến đường tránh thị xã Cai Lậy, Tiền Giang với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng đã xuất hiện hàng loạt ổ gà, sụt lún.
Cụ thể, vé quý đề nghị giảm 50%, vé tháng giảm 40%, vé lượt trong phạm vi cách trạm 3 km giảm 20%. Ngoài ra, Sở GTVT tỉnh Bình Định cũng đề nghị các chủ đầu tư dự án BOT tổ chức sửa chữa triệt để các đoạn đường bị hư hỏng, khắc phục các bất cập, điều chỉnh lại giao thông tại các nút giao nhau nhằm tạo điều kiện cho phương tiện tham gia giao thông thuận lợi, an toàn.
Theo Sở GTVT tỉnh Bình Định, khoảng cách giữa 2 trạm thu phí BOT Bắc Bình Định và BOT Nam Bình Định trên QL1 nhỏ hơn 70 km nên khi đưa vào hoạt động đã có nhiều ý kiến trái chiều về vị trí đặt trạm. Việc xác định tổng mức đầu tư và tổng dự toán của dự án chưa chính xác (trong đó có dự phòng trượt giá) dẫn đến tính toán thời gian thu phí hoàn vốn một số dự án BOT cao hơn nhiều so với thời gian tính toán lại sau khi quyết toán dự án.
Dư luận địa phương còn bất bình khi cho rằng việc quản lý nguồn thu tại các trạm thu phí chưa chặt chẽ, minh bạch, trong quá trình khai thác đường đã xuống cấp nhưng vẫn thu phí bình thường...
Ngày 2.9, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có văn bản giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở KH-ĐT, Cục Thuế tỉnh và các đơn vị liên quan khẩn trương làm việc với nhà đầu tư dự án đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn (Công ty TNHH Hùng Phát, TP.Đà Lạt) để xem xét, điều chỉnh giá vé phù hợp tại Trạm thu phí Định An (xã Hiệp An, H.Đức Trọng) theo đúng tình hình thực tế hiện nay.
Tuy nhiên, trước mắt cần có biện pháp đặc thù để hỗ trợ giảm giá thu phí phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân và người dân đang sinh sống, làm việc tại các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh, một phần TT.Liên Nghĩa (H.Đức Trọng) và xã Đạ Ròn, một phần TT.Thạnh Mỹ (H.Đơn Dương) có phương tiện chính chủ thường xuyên lưu thông qua trạm thu phí này trước ngày 30.9.
tin liên quan
BOT giao thông nhiều khuất tất"Ém" thông tin về dự án, cải tạo đường cũ nhưng thu phí theo kiểu làm đường mới, dự án chưa hoàn thành đã thu phí cả tuyến, đường làm một đằng đặt trạm thu phí một nẻo... là nội dung kết luận thanh tra trong thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT tại Bộ GTVT.
Ngoài ra, do một số vị trí trên đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn có dấu hiệu xuống cấp, tỉnh cũng đề nghị nhà đầu tư BOT tại Định An có kế hoạch bố trí nguồn vốn để đại tu, nâng cấp chất lượng công trình tuyến đường này trong năm nay.
Đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn, thuộc QL20, nối TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) - Dầu Giây (Đồng Nai), được đầu tư theo hình thức BOT (do Công ty 7/5 đầu tư; tháng 7.2014 chuyển giao cho Công ty TNHH Hùng Phát), có chiều dài 19,2 km (trong đó có khoảng 5 km nhập chung với QL20). Tuyến cao tốc này hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2008, thời gian thu phí đến tháng 3.2031. Tuy nhiên, do trạm thu phí của tuyến cao tốc được đặt tại thôn Định An nên đã gây bất bình đối với các doanh nghiệp, người dân sống ở gần trạm thu phí.
Bởi thực tế, từ H.Đơn Dương và các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh, một phần TT.Liên Nghĩa (H.Đức Trọng) đi TP.Đà Lạt họ không có nhu cầu đi trên toàn tuyến cao tốc mà chỉ đi hơn 4 km nhưng phải chịu phí của toàn tuyến với mức từ 36.000 - 192.000 đồng/lượt ô tô qua trạm (tùy loại xe).
Theo ông Trần Thu, Phó giám đốc Công ty TNHH Hùng Phát, hiện đơn vị đang xem xét, sẽ đưa ra mức giảm chung và mức giảm riêng cho các doanh nghiệp, người dân ở khu vực gần trạm thu phí, nhưng mức giảm cụ thể sẽ có thông báo chính thức sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan; còn việc sửa chữa, nâng cấp, đơn vị sẽ thực hiện trong năm.
Bình luận (0)