Đưa hối lộ rồi tố cáo, có tội hay không?

23/03/2016 14:43 GMT+7

Câu chuyện ông Trần Minh Lợi, chủ facebook Diệt giặc nội xâm bị công an tỉnh Đắk Nông bắt về hành vi đưa hối lộ tạo nhiều tranh luận. Câu chuyện đưa và nhận hối lộ, người đưa hối lộ tố cáo chống tham nhũng sẽ như thế nào?

Câu chuyện ông Trần Minh Lợi, chủ facebook Diệt giặc nội xâm bị công an tỉnh Đắk Nông bắt về hành vi đưa hối lộ tạo nhiều tranh luận. Câu chuyện đưa và nhận hối lộ, người đưa hối lộ tố cáo chống tham nhũng sẽ như thế nào?

Đưa hối lộ xong tố cáo vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sựĐưa hối lộ xong tố cáo vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự
Để làm rõ cho bạn đọc có cái nhìn nhiều chiều xung quanh câu chuyện này, Thanh Niên xin giới thiệu ý kiến của các luật sư cũng như các kiến thức pháp luật liên quan để mọi người cùng tỏ tường.  
Thế nào là đưa hối lộ
Luật sư (LS) Lê Việt Hùng (Hãng luật Minh Mẫn, Đoàn LS TP.HCM) cho biết, tội Đưa hối lộ được qui định tại điều 289 Bộ luật hình sự (BLHS). Cụ thể đưa hối lộ là hành vi dùng tiền, tài sản và các lợi ích vật chất khác trực tiếp hoặc qua trung gian để đưa cho người có chức vụ, quyền hạn, để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Bầu chọn
Theo bạn, có nên miễn trách nhiệm hình sự với người đưa hối lộ khi đã tố cáo người nhận?
Còn LS Huỳnh Công Thư (Đoàn LS tỉnh Long An) bổ sung, hành vi khách quan của tội đưa hối lộ là đưa tiền, tài sản và lợi ích vật chất khác có giá trị tương đương 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.
LS Thư cũng nhấn mạnh đến tính vật chất của “của đưa hối lộ”. Riêng đưa hối lộ về mặt “tình cảm” hiện nay chưa quy định là tội phạm.
Tố cáo nhận hối lộ có bị bắt?
Theo LS Huỳnh Công Thư, khoản 6 Điều 289 BLHS có quy định, người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và sẽ được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
LS Thư nói: “Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.
Ai sẽ dám tố cáo hối lộ?Đưa và nhận hối lộ có mối quan hệ mật thiết với nhau
Cùng quan điểm, LS Lê Việt Hùng lưu ý, tùy trường hợp người đưa hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự chứ không chắc chắn. Điều này tùy thuộc vào nhiều tình tiết liên quan giúp cơ quan tiến hành tố tụng thấy có cần thiết xử lý hình sự hay không.
Còn tranh cãi
Đưa hối lộ là tội danh trong nhóm tội phạm tham nhũng, một vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm. Tại diễn đàn Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đã từng đề nghị miễn trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ. Tuy nhiên, ý kiến này đã không được thông qua.

Nếu có trách nhiệm xã hội, có tinh thần chống tham nhũng, chúng ta hãy chống tham nhũng trên cơ sở pháp luật. Đừng nóng vội, thiếu hiểu biết mà mang hoạ vào thân.

Luật sư Lê Việt Hùng


LS Lê Việt Hùng cho biết, hiệu quả của việc chống tham nhũng có được là do cách thực thi pháp luật chứ không riêng các điều luật. Nhà nước cũng đã quan tâm nhiều về vấn đề chống tham nhũng. Năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật phòng, chống tham nhũng và một lần nữa khẳng định hành vi đưa hối lộ là hành vi tham nhũng.
“Nếu có trách nhiệm xã hội, có tinh thần chống tham nhũng, chúng ta hãy chống tham nhũng trên cơ sở pháp luật. Đừng nóng vội, thiếu hiểu biết mà mang họa vào thân”, LS Hùng nói.
LS Huỳnh Công Thư giải thích, luật đã quy định rõ nếu bị ép buộc đưa mà tố cáo ngay khi chưa bị phát giác thì không có tội. Nhưng nếu tự nguyện đưa rồi sau đó tố cáo thì cần xem xét kỹ như đã đề cập ở trên.
LS Thư thêm: “Có thể có hành vi gài bẫy cán bộ, có thể đưa được việc rồi sau đòi lại và đi tố cáo cho bõ ghét thì lại là chuyện khác. Thực tiễn có nhiều vụ người đi tố cáo bị khởi tố là vì cơ quan điều tra cân nhắc tính cần thiết và yêu cầu phòng ngừa chúng cũng như động cơ của người tố cáo”.
Đưa hối lộ có thể bị phạt tù chung thân
LS Huỳnh Công Thư cho biết, Điều 289 BLHS quy định 4 khung hình phạt với tội đưa hối lộ như sau:

Khung 1: quy định hình phạt tù từ 1 năm đến 6 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng.

Khung 2: quy định hình phạt tù từ 6 năm đến 13 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết sau: có tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt, dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ, phạm tội nhiều lần, của hối lộ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, gây hậu quả nghiêm trọng khác.

Khung 3: quy định hình phạt tù từ 13 năm đến 20 năm, đối với của hối lộ có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khung 4: quy định hình phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng đối với các trường hợp: của hối lộ có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

Ngoài bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung bằng tiền từ 1 đến 5 lần giá trị của hối lộ.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.