Sự thay đổi từ du lịch
Sự thay đổi rõ ràng nhất khi tàu đưa chúng tôi cập vào cầu cảng xã An Sơn - trung tâm hành chính của quần đảo Nam Du. Sự đổi thay của xã An Sơn càng rõ nét khi đi bộ từ cầu cảng vào đường Bãi Chệt. Con đường dài hơn 1 km của Bãi Chệt, quán xá mọc lên như nấm phục vụ khách du lịch. Bãi Chệt cũng là nơi buổi sáng diễn ra cảnh mua bán hải sản tấp nập, rất nhiều du khách đến vào sáng sớm tham quan buổi chợ này và chọn mua những món hải sản tươi ngon, giá rẻ để thưởng thức.
tin liên quan
Vợ chồng cụ già gần trăm tuổi đan áo tặng trẻ em nghèoCụ Vũ Chấn (93 tuổi) và vợ là cụ Nguyễn Phương Lan (85 tuổi, ngụ tại ngõ 6 phố Kim Đồng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) 3 năm qua miệt mài đan những chiếc áo len gửi tặng trẻ em nghèo.
Dẫn chúng tôi đến những điểm nổi tiếng trên đảo, ông Phan Ngọc Anh - người lái xe ôm - cho hay, khách du lịch đến Nam Du nhiều trong vòng 2 năm trở lại đây, khi con đường chạy vòng quanh đảo được hoàn thành. Con đường tuyệt đẹp này một bên núi, một bên biển hút hồn hầu hết du khách tới Nam Du và quan trọng hơn đã kết nối giao thông các bãi tắm, điểm tham quan trên đảo. Ông Anh là người khá thức thời. Dù có tàu nhỏ làm nghề đi biển nhưng cách đây 2 năm, ông chấp nhận bán tàu, mua 4 chiếc xe máy cho khách thuê, còn bản thân mình gia nhập đội ngũ xe ôm chở khách đi tham quan. “Tôi làm đủ thứ: chạy xe ôm, đặt phòng, phục vụ... Cứ ai thuê thì làm. Giờ lớn tuổi không đi biển được nữa nhưng nhờ du lịch cũng sống được, thu nhập lai rai chứ không khi được, khi mất như thời đi biển”, ông Anh nói.
|
Lo ngại rác đuổi du khách
Trào lưu thiết kế tour gia đình với dịch vụ homestay, đưa du khách thăm các hòn đảo quanh quần đảo Nam Du trở nên phổ biến. Theo UBND xã An Sơn, ở đây hiện có khoảng 20 hộ thiết kế tour gia đình như vậy. Ở những ngôi nhà có không gian rộng rãi, du khách có thể tụ tập chơi bóng chuyền, đá cầu... để thư giãn. Những người trẻ tuổi lãng mạn có thể hái hoa, hái lá thuốc nam về nấu uống, giải nhiệt sau hành trình vất vả từ đất liền ra đảo.
|
“Không phải ai khác mà chính rác đang là nỗi ám ảnh của người dân làm du lịch trên đảo. Nhiều du khách ra thấy nhiều rác đã bỏ về mà không thèm tham quan những cảnh đẹp, bãi tắm đẹp như thiên đường ở đảo. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị chính quyền nhưng vẫn chưa có sự thay đổi”, bà Oanh nói.
Sẽ thu gom rác
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã An Sơn, cho hay hiện xã có hơn 1.000 hộ dân với hơn 4.000 nhân khẩu. Du lịch ở Nam Du phát triển từ giữa năm 2015 đến nay. Cụ thể, năm 2015 đón 27.000 lượt khách, năm 2016 đón hơn 72.000 lượt khách. Khách đến Nam Du chủ yếu đi du lịch khám phá, đến các bãi tắm hoang sơ, lặn ngắm biển.
tin liên quan
Người nặng lòng với Mê KôngĐó là thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long và sông Mê Kông.
Xét tổng thể, hiện tại đảo đáp ứng tương đối về nhu cầu đi lại và nhà nghỉ cho khách du lịch đến đảo. Ông Tuấn cũng thừa nhận hạn chế nhất của đảo trong việc thu hút khách chính là chưa xử lý được vấn đề môi trường, cụ thể là rác thải. Hiện chính quyền đã có quy hoạch khu xử lý rác trên đảo và đang kêu gọi đầu tư. Trước mắt sẽ có một xe chuyên dụng được đưa ra đảo để tập kết rác về một nơi chứ không để bừa bãi, tràn lan như trước.
Bình luận (0)