Không khó nhận ra hàng chè Bốn mùa vào buối tối trên phố Hàng Cân nhờ những nhóm khách ngồi trên vỉa hè ăn chè lớp lớp sát nhau.
tin liên quan
Người Sài Gòn lưu luyến rủ nhau ăn 'chè âm phủ' gần một thế kỷNgười ta vẫn hay gọi quán chè ấy là chè “cột điện” hay chè “âm phủ”, một quán chè tồn tại gần 1 thế kỷ khiến người Sài Gòn tìm đến khi muốn lưu giữ những gì xưa cũ nhất nơi phố thị.
Hàng chè cũng có tấm biển báo rất nổi: chữ trắng sáng trên nền đen. Nhưng đó là để báo cho khách mới đến dễ tìm.
tin liên quan
Quán chay trăm năm lặng lẽ giữa lòng Sài GònĐã qua hai đời thừa kế, tức đến nay - gần trăm năm - quán cơm chay Tín Nghĩa đã đến đời thứ ba tiếp quản và phát triển, vẫn nhẹ nhàng và rất đỗi ung dung ngay giữa lòng trung tâm Sài Gòn ồn ào, chật chội.
Còn với khách quen, họ đã thuộc “tọa độ” của quán nhiều năm rồi. Không chỉ thuộc tọa độ, họ còn thuộc cả thực đơn chè của quán nữa. Đó đều là món chè cổ truyền, dù hiện tại, nhà Bốn mùa cũng bán thêm chút chè khúc bạch- món mới hợp mốt.
|
|
Dãy bàn bán chè của nhà Bốn mùa có những nồi lớn liên tục được tiếp. Nhìn vào đó dễ thấy chủ yếu là những món chè vị xưa. Chè đỗ đen. Chè đỗ xanh đánh. Chè sen. Thạch, trân châu và nước đường hoa nhài.
Nồi này cạn, lại có nồi khác mang tới dồn vào bán tiếp nhưng không có nồi nào nhỏ cả. Mùa hè, khách gọi chè đá ăn mát lịm tim. Đến mùa đông, nhà hàng lại có thêm món lục tàu xá thơm lựng vị vỏ quýt.
|
Phố cổ nhiều hàng chè. Cũng nhiều chè theo mốt như thập cẩm tràn từ miền Nam ra, chè bưởi đặt từ An Giang về, nhưng chè Bốn mùa bao giờ cũng có góc riêng. So với chè cũng cùng cách truyền thống là chè Bà Thìn thì Bốn mùa ít ngọt hơn.
Tuy nhiên, độ thơm ngậy và chuẩn chỉ của các nguyên liệu sen, đỗ thì một chín một mười. Nhưng nhờ ít ngọt nên chè Bốn mùa tạo cảm giác mát dịu hơn. Cho dù nhiều người thích ăn lẫn các loại chè khác nhau thì vẫn nên thử từng vị riêng nếu có thể. Vì mỗi loại đều được nấu rất ngon.
|
|
Bốn mùa cũng có một vị dễ thương khác là nước đường hoa nhài cho món thạch trân châu. Giờ đây, hầu hết các hàng chè đều cho thạch “nương” vào vị chè của nước đỗ các loại. Ăn như thế chè có vị thơm bùi của đỗ nhưng thạch lại bị kém ngon đi. Chỉ có thạch trân châu ăn với nước đường ướp hoa nhài là tôn nguyên vị của thạch.
Ngoài vị, màu trắng tinh của nước đường cũng khiến cái đen óng của thạch nổi rõ hơn. Khách thèm một cốc thạch đúng điệu phải gọi thạch riêng như vậy. Đúng điệu mà các cụ Hà Nội đã ăn từ mấy chục năm trước.
|
|
|
Ngồi trên phố Hàng Cân, ngắm người đi lại và ăn chè rất thú. Đây cũng là điểm dừng chân hợp lý nếu rẽ từ trục phố đi bộ Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường sang tay trái.
Bình luận (0)