Núi băng bị xé toạc khỏi Greenland

18/07/2012 19:32 GMT+7

(TNO) Một núi băng lớn gấp đôi khu Manhattan (Mỹ) đã bị xé toạc khỏi một trong những sông băng lớn nhất của Greenland, dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thay đổi dữ dội ở hòn đảo vùng cực đang ấm lên này.

(TNO) Một núi băng lớn gấp đôi khu Manhattan (Mỹ) đã bị xé toạc khỏi một trong những sông băng lớn nhất của Greenland, dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thay đổi dữ dội ở hòn đảo vùng cực đang ấm lên này.

Trong vài năm qua, giới khoa học luôn hồi hộp theo dõi đường nứt kéo dài gần mũi phía bắc của băng hà Petermann.

Đến đầu tuần này, các vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện nơi tồn tại đường nứt này đã biến mất, cùng với phần băng có diện tích 119 km2.

 Núi băng bị xé toạc khỏi Greenland 1
Ảnh trước và sau đợt đứt gãy sông băng Petermann - Ảnh: NASA

Khoảng 4/5 lãnh thổ Greenland được bao phủ bởi một lớp băng dày khổng lồ. Sông băng Petermann hầu hết nằm trên đất liền, nhưng vẫn có một phần phủ lên mặt nước giống như chiếc lưỡi băng dài, và đó cũng là nơi vụ đứt gãy xảy ra.

Cách đây hai năm, một vụ tương tự đã xảy ra tại sông băng trên, và sự kiện lần này đã gióng lên hồi chuông báo động trong giới chuyên gia.

"Điều đó thật sự khủng khiếp", AP dẫn lời giáo sư Andreas Muenchow tại Đại học Delaware (Mỹ), một trong những người đầu tiên phát hiện sự việc.

“Chúng tôi nắm trong tay dữ liệu suốt 150 năm và chúng tôi đang chứng kiến những sự thay đổi chưa từng xảy ra từ trước đến giờ”, giáo sư Andreas nói.

Lan Chi

>> Băng tan trên diện rộng
>> Băng tan có thể “đánh thức” núi lửa
>> Khi nào "băng" tan?
>> Xuất hiện lỗ thủng tầng ozone ở Bắc cực
>> Dấu ấn Việt từ Bắc cực đến Sahara - Kỳ I: Có một dòng dầu Việt - Nga ở Siberi
>> Bắc cực: vùng băng giá sẽ nổi sóng?
>> Hiểm họa hạt nhân vùng Bắc Cực
>> Bắc Cực tiếp tục "nóng
>> Bắc cực sẽ không còn băng vào năm 2040?
>> Tàu tốc hành Bắc cực" khởi động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.