5 loại mụn phổ biến nhất và cách điều trị hiệu quả nên biết

15/04/2017 11:59 GMT+7

Mụn bọc, mụn đầu đen, mụn cám, mụn mủ, mụn ẩn dưới da là 5 loại mụn phổ biến nhất, rất nhiều người gặp phải. Và dưới đây là những cách điều trị hiệu quả cho từng loại mụn, cùng tìm hiểu nhé!

Mụn bọc

Mụn bọc là dạng mụn nặng, thường xuất hiện thành từng nốt to, ban đầu cứng, sưng tấy, gây khó chịu, sau đó mềm ra và chứa nhiều mủ bên trong. So với các loại mụn khác, mụn bọc bị viêm nhiễm nghiêm trọng, có kích thước lớn, đau đớn, dễ để lại sẹo xấu và mức độ làm tổn thương da cao hơn.

Để loại bỏ và ngăn ngừa hiệu quả mụn bọc, trước tiên bạn cần vệ sinh da mặt sạch sẽ, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, bổ sung rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng 1 vài lát tỏi tươi hoặc kem đánh răng thoa lên nốt mụn, giữ qua đêm, thực hiện đều đặn mỗi ngày, mụn sẽ nhanh chóng xẹp đi và không để lại sẹo.

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen nếu mụn đầu đen kéo dài, số lượng lớn sẽ khiến lỗ chân lông ngày càng dãn to
Mụn đầu đen nếu mụn đầu đen kéo dài, số lượng lớn sẽ khiến lỗ chân lông ngày càng dãn to
Mụn đầu đen gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ dậy thì đến người trưởng thành, nguyên nhân chủ yếu là do bụi bẩn, tế bào chết và bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông tạo ra. Loại mụn này có đầu màu đen do tác động ôxy hóa, nằm trên bề mặt da và chủ yếu tập trung ở mũi, cằm, hai bên má. Tuy không gây đau đớn, nhưng nếu mụn đầu đen kéo dài, số lượng lớn sẽ khiến lỗ chân lông ngày càng giãn to và làm da mặt sần sùi.

Đối với mụn đầu đen, muốn loại bỏ hiệu quả trước hết bạn phải luôn làm sạch da mỗi ngày bằng sữa rửa mặt, thường xuyên thoa nước hoa hồng. Đồng thời, dùng kem hoặc hỗn hợp lột mụn tự nhiên để loại bỏ nhân mụn mà không gây tổn thương da.

Mụn ẩn

Mụn ẩn khiến làn da trở nên sần sùi, kém thẩm mỹ
Mụn ẩn khiến làn da trở nên sần sùi, kém thẩm mỹ
Nằm sâu dưới da, có kích thước nhỏ và tạo thành từng đám, mụn ẩn khiến làn da trở nên sần sùi, kém thẩm mỹ và dễ dàng lây lan sang xung quanh, khó loại bỏ. Đa phần mụn ẩn hay xuất hiện ở vùng da xung quanh mắt, bởi đây là khu vực da mỏng, nhạy cảm, dễ tổn thương.

Mụn ẩn hoàn toàn không thể điều trị mụn triệt để bằng các cách thông thường như lột, dùng kem trị mụn, mà đòi hỏi phải sử dụng công nghệ laser và kết hợp phương pháp giúp thải độc gan.

Mụn cám

Mụn cám có đầu màu trắng và hơi tấy đỏ xung quanh nốt mụn
Mụn cám có đầu màu trắng và hơi tấy đỏ xung quanh nốt mụn
Dấu hiệu nhận biết của mụn cám đó là có kích thước nhỏ, đầu màu trắng và hơi tấy đỏ xung quanh nốt mụn, không gây cảm giác đau khi chạm vào. Nguyên nhân gây ra mụn đầu trắng là bởi nang trứng, bã nhờn và tế bào da chết kết hợp lại khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, viêm nhiễm, hình thành nhân mụn.

Khi bị mụn cám, giúp hạn chế số lượng và ngăn chặn mụn mọc bạn hãy kiểm soát lượng dầu nhờn dư thừa, tẩy da chết định kì, rửa mặt sạch sẽ 2 - 3 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dành cho da mụn, luôn tẩy trang kỹ sau mỗi lần trang điểm.

Mụn mủ

Mụn mủ với đầu mụn tương đối to
Mụn mủ với đầu mụn tương đối to
Xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc và gặp tình trạng viêm nặng, mụn mủ có đặc điểm nhận dạng đó là có mủ màu trắng hoặc vàng với đầu mụn tương đối to, khi chạm vào sẽ bị đau nhức.

Việc cạy nặn vô tội vạ mụn mủ chỉ khiến mụn mọc to thêm và tạo thành sẹo lõm. Do đó, bạn hãy kiên nhẫn chờ đến khi chúng chín, có đầu màu vàng và lúc này có thể nặn để loại bỏ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là vệ sinh da tay và da mặt kỹ lưỡng trước khi làm, sau đó rửa sạch lại bằng dung dịch nước muối loãng. Ngoài ra, đừng quên giữ da luôn sạch sẽ và thông thoáng, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc.

Chúc bạn thành công!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.