Người dân vùng hạn phải mua 1 mét khối nước giá 100 ngàn đồng

Chiều 16.3, UBND tỉnh Kon Tum họp báo công bố hạn hán thiên tai cấp độ 1 trên địa bàn. Tính đến giữa tháng 3, tỉnh này có trên 1.192 ha cây trồng bị khô hạn, thiếu nước tưới, trong đó trên 756 ha lúa, trên 437 ha cà phê và cây công nghiệp, rau màu.

Chiều 16.3, UBND tỉnh Kon Tum họp báo công bố hạn hán thiên tai cấp độ 1 trên địa bàn. Tính đến giữa tháng 3, tỉnh này có trên 1.192 ha cây trồng bị khô hạn, thiếu nước tưới, trong đó trên 756 ha lúa, trên 437 ha cà phê và cây công nghiệp, rau màu.

Một điểm cấp nước sinh hoạt tại TP.Kon Tum - Ảnh: Gia HươngMột điểm cấp nước sinh hoạt tại TP.Kon Tum - Ảnh: Gia Hương
Trên địa bàn còn có 4 công trình nước tự chảy ở H.Tu Mơ Rông bị khô kiệt, không đủ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở 2 xã Văn Xuôi và xã Tu Mơ Rông; 3.775 giếng nước bị khô hạn, gây thiếu nước sinh hoạt, nhiều nhất là ở H.Đăk Tô 1.644 giếng,
H.Ia Hdrai 502 giếng, TP.Kon Tum 480 giếng. Người dân tại nhiều khu dân cư đã phải tìm đến các khe suối để lấy nước về sử dụng. Trong đó, hơn 300 hộ dân ở các tổ dân phố 1, 2, 3, 4, 5, trường mầm non và trạm y tế trên địa bàn P.Trần Hưng Đạo (TP.Kon Tum) nhiều ngày qua đã lâm vào tình trạng không có nước sinh hoạt. Một số người dân ở đây cho biết, mấy hôm trước họ đã phải mua nước sinh hoạt với giá 100.000 đồng/m3.
Theo ông Văn Tất Cường, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum, đến cuối vụ đông xuân, toàn tỉnh sẽ có 6.000 ha diện tích lúa, cây công nghiệp các loại và hoa màu bị khô hạn, thiếu nước tưới và khoảng 5.000 giếng với 7.500 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.
Trong khi đó, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên dự báo từ tháng 4.2016 trở đi, hạn hán sẽ diễn ra gay gắt và nghiêm trọng hơn năm 2015, sẽ có từ 10.000 -12.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, tăng gần gấp đôi so với năm 2015. Hạn hán nặng nhất xảy ra ở các xã: An Chấn, An Hòa, An Thọ (H.Tuy An); Sơn Định, Suối Trai (H.Sơn Hòa). Do hạn nặng nên nhiều người dân ở các xã trên phải mua nước sinh hoạt với giá từ 50.000 - 100.000 đồng/m3 hoặc dùng bao ni lông, can nhựa vận chuyển nước từ các giếng khoan cách xa hàng cây số về uống. Tỉnh Phú Yên đã tính đến chuyện đi tìm nguồn nước bền vững để phục vụ cho người dân miền núi mỗi khi nắng hạn đe dọa.
Tại Gia Lai, theo thống kê của các cơ quan chức năng, diện tích cây trồng trong tỉnh bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên trên 11.500 ha, tập trung ở các huyện: Chư Sê, Krông Pa, Ia Grai, Chư Prông... Ước thiệt hại do hạn gây ra trên 100 tỉ đồng. Hiện nhiều sông suối ở Gia Lai đã cạn kiệt nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.