Góc khuất Hà Nội: Cơ cực nơi… đất khách

11/08/2015 11:31 GMT+7

Bên cạnh những khu phố sầm uất, những ngôi nhà cao tầng, thì ở Hà Nội vẫn đang tồn tại những khu 'ổ chuột', nơi sống của những người lao động tỉnh lẻ về Thủ đô mưu sinh.

Bên cạnh những khu phố sầm uất, những ngôi nhà cao tầng, thì ở Hà Nội vẫn đang tồn tại những khu “ổ chuột”, nơi sống của những người lao động tỉnh lẻ về Thủ đô mưu sinh.

Góc khuất Hà Nội: Cơ cực nơi… đất khách Trần Hồ     Bên cạnh những khu phố sầm uất, những ngôi nhà cao tầng, thì ở Hà Nội vẫn đang tồn tại những khu “ổ chuột”, nơi sống của những người lao động tỉnh lẻ về Thủ đô mưu sinh.  Cách khu phố Khâm Thiên sầm uất không xa, ven hồ Linh Quang, nơi hàng chục hộ dân lao động đang tá túc trong các khu “ổ chuột”. Xung quanh hồ là những núi rác thải từ các nơi đổ về, bốc mùi hôi thối. Nhưng đây vẫn là môi trường sống của người lao động làm nghề đồng nát, xe ôm, bán hàng rong…Gọi là nhà, nhưng thực chất đây là những cái chòi, lán trại tạm bợ, được dựng lên bên những gốc cây, ở những khu đất bỏ hoang... Những “căn nhà” này được che chắn bằng những tấm bạt ni lông rách nát và có thể nhìn xuyên lên trời. Nhiều căn chòi chỉ vọn vẹn chưa đầy chục mét vuông với ngổn ngang các vật dụng sinh hoạt: giường chiếu, nồi niêu, bát đĩa, quần áo… Bà Phạm Thị Lan, 51 tuổi (quê ở xã Đồng Sơn, H.Nam Trực, tỉnh Nam Định) chia sẻ: “Tôi sống ở đây hơn 10 năm rồi, ở đây tuy khắc khổ, mùi hôi thối khó chịu, bẩn thỉu từ bãi rác, từ hồ bốc lên nhưng không có tiền thì phải sống.  Bà Lan cũng cho biết, bà phải đến đây mưu sinh vì ở quê làm nông nghiệp vất vả mà không đủ ăn.  Lên đây, bà làm tất cả những công việc từ lau nhà, rửa bát, bán hàng, đến đi làm đồng nát… Tuy vậy, thu nhập cũng chỉ trên dưới 100 nghìn đồng/ngày. “Làm ở đây 1 tháng bằng 6 tháng  bán thóc, bán lúa ở quê. Tuy khổ nhưng vẫn phải bám trụ, để các con có cuộc sống tốt hơn”, bà Lan chia sẻ.  Lao động cả ngày, cả đêm Nằm bên cạnh chợ đầu mối Long Biên, là những căn nhà tồi tàn, chật hẹp, ẩm thấp…Đây là khu dân cư số 2 (P.Phúc Xá, Q.Ba Đình), nơi người lao động làm nghề bốc vác, buôn bán ở chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân lập nghiệp, sinh sống.  Chị Nguyễn Thị Phúc (quê ở xã Xuân Phúc, H.Ân Thi, Hưng Yên), sống 10 năm ở khu “ổ chuột” này cho biết: “Khu này giá thành thấp nên mọi người mới ở, phù hợp với thu nhập của những người nơi đây”. Chị Phúc phải làm quần quật cả ngày, cả đêm. Ngày chị bán hoa quả ở chợ Long Biên, đêm về thì đi bốc vác ở chợ đầu mối. Chị làm từ 6 giờ chiều tới 12 giờ đêm mới nghỉ, ngủ nghỉ cũng chưa được bao lâu, đến 4 - 5 giờ sáng lại dậy đạp xe gần 10 km đi lấy hoa ở chợ Quảng Bá, Tây Hồ, để về kịp bán ở chợ Long Biên. Mặc dù căng sức làm như vậy, nhưng thu nhập của chị cũng chỉ được khoảng hơn 100 ngàn/ngày. Ngoài phí tiền nhà và sinh hoạt ở chốn này, chị còn phải gửi tiền về quê nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Anh Phạm Văn Hùng 48 tuổi, (quê Đức Hợp, H. Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đưa cả gia đình lên đây mưu sinh gần 5 năm nay. Trong căn phòng chật hẹp chưa đầy 9 m2 của anh Hùng, có 4 người cùng sinh sống. Căn phòng vừa là chỗ để nấu ăn, tắm giặt, vừa là nơi để ngủ, về mùa hè căn phòng càng ngột ngạt, oi bức. Anh cho biết: “Gia đình nhiều người, muốn thuê ở một phòng nào đó, rộng rãi, thoáng mát, nhưng giá cao quá phải từ 4 - 5 triệu đồng. Hai vợ chồng làm cật lực cũng chưa đủ các chi phí sinh hoạt, nói chi đến tiền nhà cao như vậy, có chỗ để ngủ là tốt rồi”. Anh Hùng lên Hà Nội làm cũng rất nhiều nghề, từ đi xây, làm phụ hồ ở các công trình xây dựng đến bốc vác ở các chợ đầu mối như Long Biên, Đồng Xuân... Công việc của anh cũng rất bấp bênh, có khi cả ngày anh đi làm phụ hồ, tối đến đi bốc vác tới 1 giờ sáng mới được nghỉ. Đó là những lúc có việc làm, còn nhiều khi không có ai thuê, thì cả tuần chỉ biết ở nhà. Để phụ giúp chồng, vợ anh cũng lên đây bán tôm cá ở chợ Long Biên. Tính trung bình, thu nhập của hai vợ chồng anh Hùng cũng chỉ ngót 200 nghìn đồng/ ngày. Các con còn nhỏ không có ai chăm sóc ở quê, anh chị đành đưa các con lên Hà Nội mưu sinh. Có một điều không may mắn với gia đình anh, đó là đứa con trai đầu 15 tuổi sau một vụ tai nạn giao thông, bị chấn thương sọ não, nên hầu như không biết gì. Đứa con thứ hai, mới 3 tuổi đã phải theo bố mẹ lên đây, cũng không được đến trường, suốt ngày chỉ quẩn quanh trong phòng trọ. Mọi người trong nhà lại phải thay nhau trông giữ... Chia sẻ về tương lai của mình, anh Hùng tâm sự: “Tôi cũng tính làm được năm nào thì làm. Khi nào đứa con trai út đến tuổi đi học thì tôi sẽ về quê làm ruộng và đi xây”.  T.H (Còn tiếp)  Chú thích ảnh Ảnh 1: Khu “ổ chuột” của những lao động nghèo, ở ven hồ Linh Quang  Khu “ổ chuột” của những lao động nghèo, ở ven hồ Linh Quang
Cách khu phố Khâm Thiên sầm uất không xa, ven hồ Linh Quang, nơi hàng chục hộ dân lao động đang tá túc trong các khu “ổ chuột”. Xung quanh hồ là những núi rác thải từ các nơi đổ về, bốc mùi hôi thối. Nhưng đây vẫn là môi trường sống của người lao động làm nghề đồng nát, xe ôm, bán hàng rong…Gọi là nhà, nhưng thực chất đây là những cái chòi, lán trại tạm bợ, được dựng lên bên những gốc cây, ở những khu đất bỏ hoang... Những “căn nhà” này được che chắn bằng những tấm bạt ni lông rách nát và có thể nhìn xuyên lên trời. Nhiều căn chòi chỉ vọn vẹn chưa đầy chục mét vuông với ngổn ngang các vật dụng sinh hoạt: giường chiếu, nồi niêu, bát đĩa, quần áo…
Bà Phạm Thị Lan, 51 tuổi (quê ở xã Đồng Sơn, H.Nam Trực, tỉnh Nam Định) chia sẻ: “Tôi sống ở đây hơn 10 năm rồi, ở đây tuy khắc khổ, mùi hôi thối khó chịu, bẩn thỉu từ bãi rác, từ hồ bốc lên nhưng không có tiền thì phải sống. Bà Lan cũng cho biết, bà phải đến đây mưu sinh vì ở quê làm nông nghiệp vất vả mà không đủ ăn. Lên đây, bà làm tất cả những công việc từ lau nhà, rửa bát, bán hàng, đến đi làm đồng nát… Tuy vậy, thu nhập cũng chỉ trên dưới 100 nghìn đồng/ngày. “Làm ở đây 1 tháng bằng 6 tháng bán thóc, bán lúa ở quê. Tuy khổ nhưng vẫn phải bám trụ, để các con có cuộc sống tốt hơn”, bà Lan chia sẻ.
Lao động cả ngày, cả đêm
Nằm bên cạnh chợ đầu mối Long Biên, là những căn nhà tồi tàn, chật hẹp, ẩm thấp…Đây là khu dân cư số 2 (P.Phúc Xá, Q.Ba Đình), nơi người lao động làm nghề bốc vác, buôn bán ở chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân lập nghiệp, sinh sống.
Chị Nguyễn Thị Phúc (quê ở xã Xuân Phúc, H.Ân Thi, Hưng Yên), sống 10 năm ở khu “ổ chuột” này cho biết: “Khu này giá thành thấp nên mọi người mới ở, phù hợp với thu nhập của những người nơi đây”. Chị Phúc phải làm quần quật cả ngày, cả đêm. Ngày chị bán hoa quả ở chợ Long Biên, đêm về thì đi bốc vác ở chợ đầu mối. Chị làm từ 6 giờ chiều tới 12 giờ đêm mới nghỉ, ngủ nghỉ cũng chưa được bao lâu, đến 4 - 5 giờ sáng lại dậy đạp xe gần 10 km đi lấy hoa ở chợ Quảng Bá, Tây Hồ, để về kịp bán ở chợ Long Biên. Mặc dù căng sức làm như vậy, nhưng thu nhập của chị cũng chỉ được khoảng hơn 100 ngàn/ngày. Ngoài phí tiền nhà và sinh hoạt ở chốn này, chị còn phải gửi tiền về quê nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học.
Anh Phạm Văn Hùng 48 tuổi, (quê Đức Hợp, H. Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đưa cả gia đình lên đây mưu sinh gần 5 năm nay. Trong căn phòng chật hẹp chưa đầy 9 m2 của anh Hùng, có 4 người cùng sinh sống. Căn phòng vừa là chỗ để nấu ăn, tắm giặt, vừa là nơi để ngủ, về mùa hè căn phòng càng ngột ngạt, oi bức. Anh cho biết: “Gia đình nhiều người, muốn thuê ở một phòng nào đó, rộng rãi, thoáng mát, nhưng giá cao quá phải từ 4 - 5 triệu đồng. Hai vợ chồng làm cật lực cũng chưa đủ các chi phí sinh hoạt, nói chi đến tiền nhà cao như vậy, có chỗ để ngủ là tốt rồi”.
Anh Hùng lên Hà Nội làm cũng rất nhiều nghề, từ đi xây, làm phụ hồ ở các công trình xây dựng đến bốc vác ở các chợ đầu mối như Long Biên, Đồng Xuân... Công việc của anh cũng rất bấp bênh, có khi cả ngày anh đi làm phụ hồ, tối đến đi bốc vác tới 1 giờ sáng mới được nghỉ. Đó là những lúc có việc làm, còn nhiều khi không có ai thuê, thì cả tuần chỉ biết ở nhà. Để phụ giúp chồng, vợ anh cũng lên đây bán tôm cá ở chợ Long Biên. Tính trung bình, thu nhập của hai vợ chồng anh Hùng cũng chỉ ngót 200 nghìn đồng/ ngày.
Các con còn nhỏ không có ai chăm sóc ở quê, anh chị đành đưa các con lên Hà Nội mưu sinh. Có một điều không may mắn với gia đình anh, đó là đứa con trai đầu 15 tuổi sau một vụ tai nạn giao thông, bị chấn thương sọ não, nên hầu như không biết gì. Đứa con thứ hai, mới 3 tuổi đã phải theo bố mẹ lên đây, cũng không được đến trường, suốt ngày chỉ quẩn quanh trong phòng trọ. Mọi người trong nhà lại phải thay nhau trông giữ... Chia sẻ về tương lai của mình, anh Hùng tâm sự: “Tôi cũng tính làm được năm nào thì làm. Khi nào đứa con trai út đến tuổi đi học thì tôi sẽ về quê làm ruộng và đi xây”. (Còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.