Những biểu hiện của bệnh trầm cảm

16/04/2015 10:19 GMT+7

(TNO) Chị Hằng từ nhiều năm nay bị mất ngủ mặc dù chị đã đi khám nhiều bệnh viện lớn, thử đủ loại thuốc ngủ, nhưng với mỗi loại thuốc cũng chỉ hiệu quả được vài ngày đầu, rồi nhanh chóng bị lờn thuốc và chị vẫn không ngủ được.

(TNO) Chị Hằng từ nhiều năm nay bị mất ngủ mặc dù chị đã đi khám nhiều bệnh viện lớn, thử đủ loại thuốc ngủ, nhưng với mỗi loại thuốc cũng chỉ hiệu quả được vài ngày đầu, rồi nhanh chóng bị lờn thuốc và chị vẫn không ngủ được.

Học cách đi qua trầm cảm: Hiểm họa khôn lường 1Mất ngủ là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm - Ảnh (minh họa): Shutterstock
Nhiều đêm chị Hằng thức trắng, vật vã đi lại trong nhà giữa khuya một mình. Nhiều lúc buồn ngủ, nhưng cứ đặt lưng xuống giường, những chuyện rắc rối mà gia đình đang đối mặt lại đổ xuống đầu chị, lo lắng, uất ức, làm chị lại tỉnh như sáo, không sao ngủ được. Chị Hằng thấy rất rõ rằng mình đang quẫn trí, không có lối thoát để giải quyết. Tuyệt vọng, rối bời, thậm chí nhiều lúc chị chỉ muốn giết người, rồi giết mình để kết thúc những ngày mệt mỏi như thế.
Chị Lê là người học giỏi, hát hay, múa đẹp, mạnh mẽ, giỏi giang, vượt qua gian khó ngoạn mục, kinh doanh giỏi... Trong nhà, chị đứng ra lo lắng, cáng đáng rất nhiều việc, có tiếng nói với tất cả mọi người. Ai ai cũng đều nghĩ chị có một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc, cho đến ngày chị chọn cái chết để giải thoát khỏi những cơn trầm cảm.
Khi đó người thân chỉ biết ngậm ngùi trách móc, nói chị dại quá, yếu đuối quá, thiếu trách nhiệm với cuộc sống và gia đình... Người nhà chị lúc này tổ chức cúng kiếng phức tạp, để giải hạn, giải oan, thậm chí họ còn kiện cáo nhau: "Mày nói làm sao/sống làm sao mà để người ta phải tự tử?".
Học cách đi qua trầm cảm: Hiểm họa khôn lường 2Người bị bệnh trầm cảm nhiều lúc cảm thấy sắp chết - Ảnh (minh họa): Shutterstock
Và những ngày này, thế giới vẫn còn chưa hết bàng hoàng với nỗi đau khi cơ phó Andreas Lubitz lao cả chiếc máy bay Germanwings vào núi ngày 24.3, kéo theo 149 người khác cùng chết. Người phi công bị nghi ngờ giấu căn bệnh trầm cảm kinh niên.
Mạnh dạn đối mặt với trầm cảm
Ngày 21.4, tiến sĩ Menis Yousry sẽ đến TP.HCM giao lưu chia sẻ về 10 bí quyết để thành công, hạnh phúc hơn trong cuộc sống cũng như với những mối quan hệ trong chương trình Tìm lại tình yêu. Đăng ký tham dự miễn phí qua điện thoại: 0902.687.868; 0936.718.234 hoặc email: info@ake.com.vn.
Lúc nào chị Hằng cũng cảm giác mình là người bất hạnh. Lo sợ, tuyệt vọng, hoặc bức bối, u uất, muốn điên lên, cảm thấy sắp chết, muốn thoát ra mà không biết thoát bằng cách nào. Ở Việt Nam, nhiều người vẫn còn coi thường bệnh trầm cảm, gọi bằng tự kỷ, hoặc thậm chí những lời nặng nề hơn. Những lời khuyên của người ngoài lúc này trở nên vô nghĩa. "Cố gắng lên' - tôi đã cố gắng đến mức kiệt quệ rồi. "Quên nó đi" - nếu mà quên được thì tôi đâu có để mình chất chứa như một quả bom thế này. "Đừng suy nghĩ nữa!" - đầu tôi đâu có nút “on - off” như cái máy để muốn dừng lúc nào thì dừng? Chị rất muốn mình lạc quan, vô tư, yêu đời, sáng suốt... nhưng không biết cách nào. Cũng như bệnh tim, bệnh phổi, khớp, hay ung thư, họ không thể chọn cho mình căn bệnh nhẹ nhàng nhất.
Cũng như người dễ ngủ không bao giờ hiểu được tại sao người mất ngủ không dừng suy nghĩ lại và ngủ đi! Chỉ có chính người trong cuộc mới biết nỗi đau đớn trong những giờ phút ấy, hẳn là nó rất khủng khiếp, hẳn là nó đáng sợ hơn cả cái chết, thì họ mới chọn cái chết chứ.
Mỗi ngày Nhật Bản có tới 90 người tự tử, cao gấp 5 lần tai nạn giao thông. Hàn Quốc mỗi ngày cũng tới 43 người. Rồi Hungary, Phần Lan… rất nhiều những doanh nhân, nghệ sĩ, kỹ sư nổi tiếng đã tự tử... Nhiều công ty lớn trên thế giới tổ chức cho nhân viên tập huấn chống lại suy nghĩ tiêu cực đều đặn và công phu.
Học cách đi qua trầm cảm: Hiểm họa khôn lường 3Người bị trầm cảm chưa được người thân quan tâm đúng mức - Ảnh (minh họa): Shutterstock
Ở Việt Nam, bệnh trầm cảm mới bắt đầu được quan tâm thời gian gần đây. Nhưng khi những bệnh thể chất như ung thư, viêm gan,... được cứu chữa khá tận tình, được người nhà chăm sóc chu đáo, cảm thông; còn người bị bệnh về tinh thần, thậm chí còn không biết mình đang bị bệnh. Người thân không thực sự hiểu để chia sẻ, đôi khi họ còn bực bội, bức xúc, gây áp lực lên người bệnh.
Tiến sĩ tâm lý trị liệu Menis Yousry (Anh) với chuỗi khóa học nổi tiếng Essence Process (Tìm lại chính mình) đã được giảng dạy ở khắp các châu lục, chia sẻ: "Tiềm thức ở ngay trước mắt chúng ta, nhưng chúng ta không nhìn thấy, và nó quyết định cách chúng ta hành xử. Vậy thì muốn thay đổi thế giới, phải thay đổi mối quan hệ với chính bản thân mình.
Hãy tưởng tượng nếu có một buổi đào tạo về cảm xúc và nhận thức. Ở đó người học sẽ được chuyên gia tâm lý giúp đỡ để thử vượt rào, vượt qua cái “vỏ ốc” bằng cách nhìn bản thân họ thông qua ánh mắt của người khác. Họ biết điểm mạnh và điểm yếu, điều gì tạo cho họ động lực và điều gì cản trở bước tiến của họ; họ nên cảm nhận cuộc sống này như thế nào (gia đình, công việc và thế giới xung quanh). Họ sẽ không cần phải luôn nghĩ theo một hướng, họ có thể làm những việc mà họ muốn và khám phá ra nhiều tài năng của bản thân bằng cách nhìn thẳng vào những “tài nguyên vô thức” đang tiềm ẩn trong con người mình”.
Chúng ta phải công bằng với trầm cảm, và phải tận tình chữa những căn bệnh về tinh thần, như bất cứ loại bệnh nào.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.