Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết từ 1.1.2017, nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Sử dụng điện thoại di động bị phạt cao nhất 800.000 đồng
Cụ thể, phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng đối với người điều khiển xe dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (theo Điểm l, Khoản 3, Điều 5).
tin liên quan
Người dân có được quay clip CSGT xử phạt mình?"Điều này có nghĩa là chỉ xử phạt người điều khiển ô tô dùng tay để sử dụng điện thoại vì việc làm này không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Với các trường hợp người điều khiển ô tô dùng tai nghe bluetooth hay headphone CSGT sẽ nhắc nhở chứ không xử phạt. Điểm c, Khoản 3, Điều 30 cũng quy định người điều khiển xe máy không được sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh. Do đó, thói quen đeo headphone hay tai nghe bluetooth nghe nhạc của người điều khiển xe máy đều vi phạm luật giao thông và bị CSGT lập biên bản", một lãnh đạo Đội CSGT Bình Triệu giải thích.
Không sang tên xe chính chủ
Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô (theo Điểm b, Khoản 1, Điều 30).
|
Các lỗi xử phạt với xe Taxi
Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng xe taxi chở hành khách không có hộp đèn TAXI hoặc có nhưng không có tác dụng, không gắn cố định trên nóc xe theo quy định; không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định; không có thiết bị in hóa đơn được kết nối với đồng hồ tính tiền cước theo quy định (theo Điểm d, Khoản 3, Điều 28).
Xe quá tải trọng (xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu đường, kể cả xe ô tô chở hành khách)
Phạt 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% - 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng (Điểm d, Khoản 3, Điều 33).
Ngoài ra, phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng đối với xe vượt quá tải trọng của cầu đường từ 50% - 100%; từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng đối với xe vượt quá tải trọng trên 100% - 150% và từ 14.000.000 - 16.000.000 đồng đối với xe vượt quá tải trọng trên 150%.
tin liên quan
CSGT tăng cường kiểm tra người chạy xe trong dịp Tết Đinh DậuLực lượng CSGT thực hiện tăng cường kiểm tra hành chính và xử lý vi phạm trên địa bàn TP.HCM từ 20 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau trong 3 tháng (từ 16.12.2016-16.3.2017) để đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết.
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
Tuy nhiên, riêng quy định áp dụng cho người được chở ở hàng ghế phía sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ được thực hiện kể từ ngày 1.1.2018.
Hiện tại, CSGT vẫn đang xử phạt người điều khiển xe ô tô trong trường hợp người điều khiển hoặc người ngồi hàng ghế đầu không cài dây an toàn theo quy định với mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
Bình luận (0)