Nữ sinh bị cưa chân: Em sẽ sống sao khi còn 1 chân?

17/03/2016 11:39 GMT+7

Giống với nữ sinh Lê Thị Hà Vi - nữ sinh 15 tuổi bị cưa chân vì hoại tử sau bó bột ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, em cũng chỉ có 1 chân. Đó là cô gái Nguyễn Thị Minh Châu, 17 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội.

Giống với nữ sinh Lê Thị Hà Vi - nữ sinh 15 tuổi bị cưa chân vì hoại tử sau bó bột ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, em cũng chỉ có 1 chân. Đó là cô gái Nguyễn Thị Minh Châu, 17 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội. 

Minh Châu (trái) và người bạn gái thân thiết - Ảnh nhân vật cung cấpMinh Châu (trái) và người bạn gái thân thiết - Ảnh nhân vật cung cấp
Một trưa mùa hè nắng gắt, trên sân Hàng Đẫy, Hà Nội, trên một đường piste rất dài, những vận động viên mải miết chạy, trên những bánh xe lăn. Tôi đã gặp em, cô gái một chân.
Đó là một cô gái có khuôn mặt dễ mến, nước da trắng và tiếng nói nhanh như gió. Em mải miết lăn vòng bánh xe, mồ hôi túa ra trên mái tóc, môi em mím chặt. Tôi không thấy em bỏ dở giữa chừng, dù hơi thở em rất gấp gáp và trời nóng lắm.
Lúc kết thúc, em bảo, có những nỗi khó khăn trong cuộc sống của em còn lớn lao hơn nhiều việc băng trên đường và ném chiếc lao tới đích.
Em là Nguyễn Thị Minh Châu, sinh năm 1999, nhà ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sau một tai nạn giao thông hồi cuối năm học lớp 7, bác sĩ buộc phải cưa cụt một chân của em.

Em sốc lắm. Em muốn chết. Nhiều lần em muốn chết lắm. Chị có tin không, 2 năm trời em không đi đâu cả ngoài hai gian nhà không?.

Nguyễn Thị Minh Châu

Còn 1 chân và sụp đổ
 Gia đình không có gì khá giả. Châu bước qua tuổi dậy thì ẩm ương của một cô bé 13, 14 tuổi chỉ có một chân. Nỗi buồn và ước mơ được chết thì nhiều hơn cả những bước chân em đi ra khỏi cửa.
“Em ư, ngày tỉnh giấc và biết em bị cưa chân, em khóc như chưa bao giờ được khóc. Bạn bè em đang vui tươi, còn mải mê rủ nhau đi học, đi chơi. Em đang sắp thi học kỳ 2 của lớp 7. Em còn muốn làm họa sĩ nữa”, Châu hồn nhiên kể lại.
“Em sốc lắm. Em muốn chết. Nhiều lần em muốn chết lắm. Chị có tin không, 2 năm trời em không đi đâu cả ngoài hai gian nhà không?”.
“Bạn bè em cũng xa lánh em nữa. Nhiều người trước chơi với em giờ thay đổi. Mọi người phân biệt cách nói chuyện với em. Ví dụ đang nói một câu chuyện này, khi em tới lại nhìn em ra vẻ thương hại lắm. Em thì không thích thế. Em cũng nghỉ học luôn, từ cuối năm lớp 7”.
cam-on-em-co-gai-mot-chanNguyễn Thị Minh Châu (trái) là một cô gái xinh đẹp, em đã tự tin hơn rất nhiều - Ảnh nhân vật cung cấp
“Bố mẹ em ngày càng buồn. Lo cho sức khỏe em thì đã đành, bố mẹ lo em nghĩ quẩn. Rồi bố mẹ lo sau này già yếu không lo được cho em nữa thì không biết em sống ra sao. Chị gái em thì mắng em, rằng là tại sao không ra ngoài để đối mặt với cuộc sống, hãy mặc người đời nói gì, em vẫn còn tương lai phía trước”.
“À, chị biết không. May mà em còn một người bạn thân, đó là sách. Em đọc những cuốn sách về nghị lực sống, quà tặng cuộc sống. Thi thoảng em vẽ tranh. Cũng có một người bạn ngày xưa đi học chung hay sang chơi với em cho đỡ buồn. Tất cả những điều đó giúp em vượt qua được cú sốc tâm lý và mặc cảm cá nhân”.
Đứng dậy bằng 1 chân
Vượt qua được tất cả những ràng buộc đó, đã mất đến hai năm, một ngày, Châu quyết định đứng dậy trên một chiếc chân còn lại.
Em đăng ký tập và trở thành VĐV của Trung tâm thể thao người khuyết tật Hà Nội (phố Khúc Hạo, quận Ba Đình), bộ môn điền kinh, nội dung ném lao. Đến nay, cô bé vừa tròn 17 tuổi này đã có hơn một năm tập luyện và thi đấu.

Chị biết không, may mà em còn một người bạn thân, đó là sách. Em đọc những cuốn sách về nghị lực sống, quà tặng cuộc sống. Thi thoảng em vẽ tranh. Cũng có một người bạn ngày xưa đi học chung hay sang chơi với em cho đỡ buồn. Tất cả những điều đó giúp em vượt qua được cú sốc tâm lý và mặc cảm cá nhân.

Nguyễn Thị Minh Châu

Mỗi sáng, Châu bắt xe buýt lúc 4 giờ 45 phút từ Thanh Trì sang nội thành. Đi hai tuyến xe buýt thì vào tới sân Hàng Đẫy. Trưa lại bắt 2 tuyến xe buýt về. Nắng cũng như mưa, nóng cũng như giá rét.
Môi trường thể thao đã khiến Châu mạnh mẽ hơn, Châu có cái nhìn rộng hơn về cuộc sống xung quanh. Có những người ít tuổi hơn Châu nhưng nỗi đau khổ về thể xác, tinh thần còn lớn hơn Châu gấp vạn lần.
Từ thể thao, Châu quen được nhiều bạn bè cùng cảnh ngộ, cùng sẻ chia vui buồn, động viên nhau nếu lỡ một người thở dài và bảo: “Sao mà đời tao khổ quá”.
“Chỉ mình mới cứu được mình thôi. Cuộc sống này khắc nghiệt lắm, nếu mình không dũng cảm đương đầu, mình không sống được đâu chị ạ. Em từng béo trắng, hai năm ở nhà em nặng những 58 kg đấy. Vào thể thao, da em đen đi, cân nặng giảm đi, nhưng tinh thần phấn chấn hơn, em lạc quan hơn”.
 nu-sinh-bi-cua-chanMinh Châu động viên Lê Thị Hà Vi vượt qua cú sốc - Ảnh: Thang Duy
“Em tự tin gặp, nói chuyện với mọi người. Em không thu mình nữa. Hãy cứ nghĩ rằng, số phận buộc mình chỉ còn một chân, vậy thì tại sao mình không cho số phận thấy rằng, em một chân nhưng em vẫn có thể làm được những điều người bình thường không làm được?”
“Tuổi của Vi cũng xêm xêm tuổi em khi bị cưa chân đấy. Cuộc sống của một thiếu nữ bình thường, mở mắt ra thấy mình trở thành khuyết tật, không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận. Nhưng nếu em được gặp Vi, em sẽ nói với bạn rằng, mình còn bố mẹ, còn anh chị, mình phải hạnh phúc thì bố mẹ mới hạnh phúc, đừng buông xuôi”, Nguyễn Thị Minh Châu
Mắt tôi cay cay. Châu nói đúng, tôi không biết đi nạng, không biết cách dùng chân giả, không biết cách vịn tay chỉ đi một chân mà vẫn có thể đi nhanh thoăn thoắt. Tôi cũng không biết cụ thể các luật thi đấu môn ném lao, không biết làm thế nào để vừa ngồi trên xe lăn, vừa làm cái xe lao vun vút về phía trước và tới đích nhanh nhất.
Mấy ngày hôm nay, câu chuyện về cô bé 15 tuổi trong Dak Lak tên Lê Thị Hà Vi bị bệnh viện cưa một chân lấy nước mắt của nhiều người.
Gọi điện cho Châu, thấy em thở dài: “Tuổi của Vi cũng xêm xêm tuổi em khi bị cưa chân đấy. Cuộc sống của một thiếu nữ bình thường, mở mắt ra thấy mình trở thành khuyết tật, không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận. Nhưng nếu em được gặp Vi, em sẽ nói với bạn rằng, mình còn bố mẹ, còn anh chị, mình phải hạnh phúc thì bố mẹ mới hạnh phúc, đừng buông xuôi”.
Sáng nay, giờ này chắc Châu đã mải miết trên đường chạy, giữa cái rét tháng 3 Hà Nội, chắc cô bé 17 tuổi ấy mặt vẫn đỏ lựng, mồ hôi ướt áo.
Tôi thấy mình hèn nhát quá. Mới hôm qua, hôm kia, tôi còn khóc lóc, bảo sao mà chán chường như thế, mình vô dụng quá. Trong khi Châu bảo tôi rằng: “Chỉ mình mới cứu được mình thôi. Cuộc sống này khắc nghiệt lắm, nếu mình không dũng cảm đương đầu, mình không sống được đâu”.
Cảm ơn em, cô gái một chân! Và Vi ơi, em đừng buồn nhé, xung quanh em những cô gái 1 chân đang từng ngày đứng vững trên cái chân còn lại ấy. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.