Đề phòng ngộ độc thịt cóc

27/03/2010 11:49 GMT+7

(TNTT>) Thịt cóc bổ dưỡng nhưng thuộc hàng độc tính cao. Trong bộ lòng cóc gồm gan, mật, trứng hàm lượng độc tố bufotoxine rất cao, rất khó phân hủy dù đã được nấu chín ở nhiệt độ cao.

Những bà mẹ muốn trẻ tăng trọng bằng cách ăn thịt cóc nên lưu ý, sau khi mua cóc phải cẩn thận ướp nước muối có i-ốt từ 30-60 phút, rửa lại nước sạch ở trong màng bụng và ngoài da. Cạo bỏ hẳn các chất nhầy, trứng, lòng cóc, bỏ đầu, da. Bằm nhuyễn và nấu cho nước sôi sau 20 phút. Khử lại bằng 2-3 khoanh hành tây. Nếu thấy thịt cóc tím, tái, hóa đen là còn độc tố, nên bỏ không dùng.

Không cho trẻ ăn hơn 100gr thịt cóc/lần.

Nhận biết trẻ ngộ độc sau khi ăn thịt cóc (nấu cháo) bằng các dấu hiệu sau:

- Về tiêu hóa: đầy bụng, nôn mửa, hoặc có triệu chứng muốn nôn mà không nôn được. Không tiêu chảy hoặc không đau bụng. Trẻ chỉ khóc la.

- Mắt trẻ lờ đờ, miệng chảy nước dãi, rên rỉ khóc khó chịu.

- Chẩn mạch tay thấy tim đập nhanh, ở tay, chân, thái dương nổi gân xanh. Nhịp tim dưới 40 lần/phút do tác động của độc tố bufotoxine.

- Trẻ bí đái, trợn mắt, đứng tròng hoặc đỏ tròng, dẫn đến ngưng thở, múa tay chân. Trường hợp này cha mẹ phải sơ cứu theo các cách sau: Nếu tim bé ngừng đập, ngưng thở phải làm động tác hô hấp nhân tạo, xoa bóp chỗ tim và lồng ngực. Gây nôn cho bé, cho uống nước đậu xanh nóng, hoặc dùng Xiro Ipeca, dung dịch phèn chua 4%/4gr phèn/100ml nước. Uống 2 lòng trắng trứng (gà, vịt) với 1/3 muỗng cà phê muối. Ngay lập tức đưa bé đi bệnh viện.

Lương y Dương Tấn Hưng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.