Dưới đây là 3 kỹ năng vàng trẻ có thể tự trau dồi và rèn luyện thông qua các hoạt động tập luyện thể thao mà mẹ có thể tham khảo cho con.
1. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Tham gia một trận bóng, một cuộc đấu võ hay bất kỳ một cuộc thi đấu thể thao, trẻ sẽ cần phải chú ý đến thời gian và tính toán việc phân bổ thời gian và sức lực sao cho hợp lý và hiệu quả để đạt được mục tiêu. Từ đó, trẻ có thể nhận thức được tầm quan trọng của thời gian.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ tự lựa chọn môn thể thao yêu thích, trẻ sẽ có trách nhiệm sắp xếp thời gian để cân bằng việc học và luyện tập thể thao. Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý Tô Nhi A, bố mẹ hãy hỗ trợ và đồng hành cùng con trong việc sắp xếp thời gian biểu, cân đối thời gian hợp lý giữa các hoạt động học tập, thể thao, vui chơi, để con vừa có sức khỏe tốt, vừa có tinh thần bền bỉ để học tập, vừa phát triển kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
|
2. Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
Nhiều trẻ cộc tính, bản tính nóng nảy đã trở nên nhu mì, điềm đạm hơn sau một thời gian tập thể thao. Ví dụ như em Võ Nguyễn Diễm Quỳnh, cô gái 16 tuổi đến từ đội tuyển Vovinam tỉnh Khánh Hòa, tham gia Giải Vovinam học sinh toàn quốc - Cúp Nestlé MILO vừa qua, đã có những thay đổi tích cực sau 6 năm tập võ: “Trước đây em rất cộc tính. Sau khi em học võ em đã trở nên trầm tính, điềm tĩnh hơn bởi có rất nhiều bài học về đạo đức được dạy song hành cùng võ thuật”.
Em Nguyễn Diễm Quỳnh (sinh năm 2004, đến từ Đắk Nông) cũng chia sẻ: Học võ giúp em rèn luyện sự tự tin, biết cảm thông với người khác, biết giúp đỡ người yếu hơn mình, bảo vệ lẽ phải. Quan trọng hơn cả, Vovinam đã giúp Quỳnh bỏ bớt cái “tôi” tự ái - biết đứng lên và kiên trì tập luyện hơn sau mỗi lần thua cuộc.
|
3. Kỹ năng hợp tác và chia sẻ, giao tiếp và ứng xử
Khi tham gia các hoạt động thể thao, trẻ buộc phải trò chuyện và làm quen với những người bạn mới, thầy cô mới để hiểu hơn về người bạn đồng đội của mình. Thông qua thể thao, trẻ học cách tôn trọng đồng đội, tôn trọng đối thủ, nâng cao tinh thần đồng đội; từ đó, trẻ biết cách ứng xử khôn khéo giữa các mối quan hệ, biết cách làm việc nhóm, giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn trong đội.
Chị Nguyễn Xuân Uyên, phụ huynh bé Trần Nhật Anh (8 tuổi), đã nhận ra con mình đã phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn sau 2 tháng tham gia lớp học thể thao tại Trại Hè Năng Lượng MILO: “Mấy hè trước, con toàn ở nhà ôm ti vi, từ khi tham gia trại hè, con đã biết cách bắt chuyện với người khác, dạn dĩ hơn nhiều”.
Khi trẻ làm quen với nhiều bạn mới, phát triển kỹ năng giao tiếp, thì cũng là lúc trẻ trở nên tự tin hơn. Khi mới vào đội bóng tham gia Cúp MILO Vô địch Thế giới 2019, em Nguyễn Nam Trung (11 tuổi) rất rụt rè vì không quen biết ai. Qua các bài tập bóng, Trung dần làm quen với thầy và các bạn mới, trở nên dạn dĩ hơn. Từ một cậu bé nhút nhát, Trung đã là đội trưởng được bạn bè yêu quý, rất bản lĩnh và tự tin.
|
Có thể thấy, việc phát triển kỹ năng thông qua các hoạt động thể thao sẽ thúc đẩy trẻ hoàn thiện bản thân trong quá trình trưởng thành. Nhiều trẻ đã lớn lên từ những hoạt động thể thao trong khuôn khổ chương trình Năng Động Việt Nam, rèn cho bản thân sự tự tin, quyết tâm, bền bỉ theo đuổi niềm đam mê và tinh thần đồng đội.
“Thể thao là một người thầy tuyệt vời”, bởi vì thông qua thể thao, trẻ có thể học được những giá trị sống đáng quý như tinh thần đồng đội, sự bền bỉ, lòng quyết tâm và niềm đam mê, giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống và trở thành “nhà vô địch” thật sự. Đó chính là niềm tin của Nestlé MILO.
Với niềm tin ấy, từ năm 2016, Nestlé MILO đã hợp tác với Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng cục Thể dục Thể thao triển khai chương trình “Năng Động Việt Nam” (Đề án 641), nhằm xây dựng thế hệ trẻ em Việt Nam năng động và khỏe mạnh.
|
Bình luận (0)