Tranh cãi về sự 'độc ác' của mặt trời

22/07/2015 07:14 GMT+7

Một cuộc nghiên cứu mới đã tìm thấy mối liên hệ kỳ lạ giữa những dòng thác tia vũ trụ và các đột biến gien ở người, một lần nữa dấy lên nghi ngờ về nguy cơ từ mặt trời.

Một cuộc nghiên cứu mới đã tìm thấy mối liên hệ kỳ lạ giữa những dòng thác tia vũ trụ và các đột biến gien ở người, một lần nữa dấy lên nghi ngờ về nguy cơ từ mặt trời.

Minh họa các chùm tia vũ trụ đổ xuống bề mặt trái đất - Ảnh: NASAMinh họa các chùm tia vũ trụ đổ xuống bề mặt trái đất - Ảnh: NASA
Giống như những cơn mưa không bao giờ tạnh, tia vũ trụ không ngừng ào ạt đổ lên bề mặt trái đất mỗi ngày. Những phân tử năng lượng cao này, được phóng thích từ các vết lóa mặt trời, tạo ra cực quang rực rỡ ở phía bắc và đôi khi làm tê liệt các mạng lưới điện trên mặt đất.
Nhiều năm qua, một số cuộc nghiên cứu tranh luận rằng tia vũ trụ với cường độ cao có thể gây tổn hại vĩnh viễn ADN của con người, dẫn đến những tình trạng dị tật bẩm sinh.
Giờ đây, một báo cáo do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ đã kết luận rằng bức xạ từ các sự kiện trên bề mặt của mặt trời quá yếu để có thể gây tổn hại các tế bào của sinh vật trên trái đất. Thế nhưng các nhà khoa học này lại "ba phải" khi bổ sung một câu rằng có thể tính toán của họ không chính xác.
Trong khi đó, một báo cáo đã được công bố 20 năm trước trên chuyên san Radiation Research (David Juckett và Barnett Rosenberg đồng tác giả) tìm thấy tương quan thú vị giữa cường độ hoạt động của mặt trời đối với các ca sinh và tuổi thọ. Theo đó, tuổi thọ được kéo dài hơn khi mặt trời hoạt động ở cường độ thấp.
Cuộc nghiên cứu thứ hai, do chuyên gia Natalia Belisheva của Trung tâm khoa học Kola (Nga) thực hiện, đã phát hiện mối liên kết tương tự giữa các sự kiện của mặt trời với dị tật bẩm sinh ở người. Thế nhưng, Giáo sư Adrian Melott của Đại học Kansas (Mỹ) lại bác bỏ kết luận của hai cuộc nghiên cứu trên. Theo tính toán của nhóm ông, cường độ bức xạ từ mặt trời phải mạnh thêm 1.000 lần nếu muốn gây nên tổn hại đáng kể đối với tế bào.
Tuy nhiên, mối nguy hiểm lại nằm ở dạng khác. Các nhà nghiên cứu đã tìm cách phân tích tác động “thứ phát” độc hại của tia vũ trụ từ mặt trời khi những chùm tia này tương tác với bầu khí quyển của trái đất. “Tia vũ trụ hầu hết đều là proton”, chuyên gia Melott giải thích.
Về cơ bản, chúng là hạt nhân của nguyên tử, loại bỏ toàn bộ các electron xung quanh. Một số đến từ mặt trời, những tia khác xuất phát từ đủ loại sự kiện dữ dội xảy ra khắp vũ trụ. “Đa số các tia vũ trụ đập vào tầng khí quyển của trái đất đều khó lọt đến mặt đất, nhưng chúng kích hoạt các “cơn mưa không khí”, kích hoạt sự sinh sôi của những phân tử khác, và một số hạt thứ phát này đến được mặt đất”, theo chuyên gia của Mỹ. Những cơn mưa không khí này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe con người và các giống loài khác thông qua tình trạng “bức xạ ion hóa”.
“Bức xạ ion hóa là bất cứ dạng bức xạ nào có thể xé toạc một nguyên tử hoặc phân tử. Nó có thể ảnh hưởng đến sự sống theo nhiều cách, gây nên ung thư da, dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác”, chuyên gia Melott cho biết. Nhóm của ông đã nghiên cứu cẩn thận hai dạng bức xạ hình thành từ các sự kiện phóng hạt của mặt trời, gồm muon và neutron, và phát hiện muon là hạt nguy hiểm nhất đối với sự sống trên bề mặt trái đất. Bước tiếp theo của cuộc nghiên cứu là tìm hiểu cường độ tối đa từ muon mà ADN có thể chịu đựng được. “Chúng tôi sẽ phóng muon vào ADN nhân tạo và đo đạc mức độ ảnh hưởng của nó”, theo chuyên gia Melott.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.